Kinh doanh

"Bơm" 100.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản

Tóm tắt:
  • Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ nông, lâm, thủy sản với lãi suất ưu đãi thấp hơn 1-1,5%/năm.
  • Chương trình mở rộng từ lâm, thủy sản sang toàn bộ lĩnh vực nông nghiệp, có 15 ngân hàng thương mại tham gia thực hiện.
  • Quý I/2025, giá trị tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%, sản lượng nhiều loại cây ăn trái và thủy sản chủ lực đều tăng.
  • Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1%, với xuất siêu gần 4,4 tỷ USD.
  • Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm trên 45% tổng giá trị xuất khẩu.

Theo chỉ đạo của Chính phủ về việc "Nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản", Ngân hàng Nhà nước (NHNN)vừa ban hành văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Từ thành công của gói tín dụng 15.000 tỷ đồng năm 2023 (tập trung vào lâm, thủy sản), sang năm 2024 chương trình đã được nâng lên 30.000 tỷ đồng rồi 60.000 tỷ đồng. Nay, với quy mô mới trên 100.000 tỷ đồng, phạm vi chương trình được mở rộng để bao phủ toàn bộ lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của người dân và doanh nghiệp. Mức lãi suất ưu đãi thường thấp hơn lãi suất thương mại từ 1-1,5%/năm.

Theo đó, thay vì chỉ áp dụng cho lĩnh vực lâm sản - thủy sản như trước đây, chương trình mới sẽ áp dụng cho mọi khách hàng có dự án hoặc phương án sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Các khoản vay sẽ được giải ngân đến khi tổng doanh số cho vay của toàn hệ thống đạt mốc 100.000 tỷ đồng.

Hiện có 15 ngân hàng thương mại đã đăng ký triển khai chương trình. Các ngân hàng này có trách nhiệm theo dõi, thống kê và báo cáo kết quả triển khai; đảm bảo minh bạch về đối tượng cho vay, mức lãi suất theo đúng cam kết chương trình.

Với nguồn vốn quy mô lớn cùng phạm vi hỗ trợ rộng khắp, chương trình kỳ vọng sẽ góp phần giảm chi phí tín dụng, hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng giá trị nông sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.

'Bơm' 100.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản ảnh 1

Chương trình tín dụng đặc biệt trị giá 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, kỳ vọng tiếp sức cho hàng triệu hộ sản xuất, doanh nghiệp. Ảnh: VASEP.

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tốc độ tăng giá trị gia tăng nông lâm thủy sản quý I năm nay đạt 3,74% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó nông nghiệp tăng 3,53%; lâm nghiệp tăng 6,67%; thủy sản tăng 3,98%. Cả nước đã gieo cấy gần 2,95 triệu ha lúa đông xuân.

Hầu hết sản lượng các loại cây ăn trái đều tăng do cả diện tích cho sản phẩm và năng suất tăng. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm cây công nghiệp cũng tăng, góp phần nâng cao giá trị của cây lâu năm trong toàn ngành nông nghiệp nói chung. Sản lượng nhiều loại trái cây chủ lực tăng trưởng khá trong quý I, nổi bật như sầu riêng tăng tới 16,8%; chuối tăng 5,6%; xoài tăng 5,3%; bưởi tăng 2,5%; thanh long tăng 2,1%.

Chăn nuôi duy trì ổn định, đàn lợn và gia cầm phát triển tốt trong khi đàn trâu, bò giảm nhẹ do hiệu quả kinh tế không cao. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 2,15 triệu tấn, tăng 4,6%.

Trong lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng đạt gần 2 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 5,1%. Riêng cá tra và tôm - hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng lần lượt 5,1% và 5,5%.

Ngành lâm nghiệp ghi nhận nhiều kết quả tích cực với hơn 49.000 ha rừng trồng mới, tăng 12,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt trên 4,3 triệu m³, tăng 16,6%; thu hơn 836 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Trong đó, nông sản 8,53 tỷ USD, tăng 12,2%; lâm sản 4,21 tỷ USD, tăng 11,2%; thủy sản 2,29 tỷ USD, tăng 18,1%; sản phẩm chăn nuôi 131,3 triệu USD, tăng 18,5%; đầu vào sản xuất 549,5 triệu USD, tăng 19,6%. Trong quý I/2025, xuất siêu đạt gần 4,4 tỷ USD.

Về thị trường, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đến các châu lục và thị trường lớn đều tăng mạnh và rất mạnh. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ 3,53 tỷ USD, tăng 15,7%; châu Âu 2,61 tỷ USD, tăng 37,8%; châu Phi 496 triệu USD, tăng 105,1%; châu Á 6,61 tỷ USD, tăng 2% và châu Đại Dương 197 triệu USD, tăng 0,8%. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất, lần lượt chiếm tỷ trọng 20,2%, 17,3%, và 7,7%.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Điểm chuẩn, học phí của 5 đại học trọng điểm về kỹ thuật, công nghệ năm 2024

Trong Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, được Chính phủ phê duyệt có 5 trường, học viện sẽ được tập trung đầu tư, nâng cấp trở thành đại học trọng điểm quốc gia về kỹ thuật, công nghệ, có chất lượng ngang tầm khu vực.

Gã khổng lồ Nvidia đối mặt khoản lỗ 5,5 tỷ USD vì hạn chế xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc

Nvidia cho biết sẽ ghi nhận khoản chi phí lên tới 5,5 tỷ USD trong quý tới do ảnh hưởng từ quy định mới của Mỹ yêu cầu xin giấy phép khi xuất khẩu dòng chip H20 sang Trung Quốc và một số quốc gia khác. Diễn biến này đặt ra nhiều thách thức cho tăng trưởng của Nvidia trong bối cảnh các lệnh kiểm soát xuất khẩu ngày càng siết chặt.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh đề xuất quy trình chuyển đổi kinh tế 6 bước

Giáo sư Lâm Nghị Phu - Viện trưởng Viện Kinh tế học cấu trúc mới, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc - vừa có chia sẻ góc nhìn từ kinh tế học cấu trúc mới, ông luôn tin rằng cuộc truy cầu sự thịnh vượng dẫu gian nan song cơ hội luôn chia đều cho các nước, nhất là các nền kinh tế đang phát triển. Vị giáo sư đề xuất một quy trình chuyển đổi kinh tế qua 6 bước, để thúc đẩy ngành công nghiệp mới và tăng trưởng bền vững cho kinh tế Việt Nam.