Xã hội

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc: Tài sản nhà nước thất thoát rất nhiều thông qua cổ phần hoá

Trước khi bước vào phiên chất vấn sáng 8/6, Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc hứa những lĩnh vực nắm được sẽ trả lời thẳng, còn những cái chưa rõ, cần nghiên cứu, sẽ trả lời bằng văn bản.

Theo bảng điện tử, có 79 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng.

Nêu chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Lệ, đoàn TPHCM quan tâm đến vấn đề sắp xếp nhà đất, vấn đề định giá thương hiệu, sở hữu trí tuệ, quy định về giá đất khởi điểm còn lúng túng trong thực hiện, giải pháp ra sao cho vấn đề này? Đại biểu cũng quan tâm chất vấn tình trạng DN thoái vốn chưa triệt để, còn xảy ra thất thoát, quan điểm của Bộ trưởng ra sao?

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc: Tài sản nhà nước thất thoát rất nhiều thông qua cổ phần hoá - 1

ĐBQH chất vấn Bộ trưởng. Ảnh Như Ý

Cùng mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Thành Công, đoàn Ninh Bình chất vấn về thoái vốn cổ phần hoá, xử lý nhà đất DNNN có số đất lớn, tính hợp lý phương án sắp xếp nhà đất với cổ phần hoá ra sao?

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn, đoàn Tiền Giang nêu chất vấn về lĩnh vực chứng khoán, việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, quản lý chứng khoán, để nâng hạng thời gian tới? Việc cổ phần hoá DNNN, vướng mắc khó khăn ra sao?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc sắp xếp nhà đất và phê duyệt phương án sử dụng đất là nút thắt trong cổ phần hoá. Quá trình cổ phần hoá chậm từ khâu này.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc: Tài sản nhà nước thất thoát rất nhiều thông qua cổ phần hoá - 2

Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc. Ảnh Nhật Minh

Theo ông, UBND các tỉnh được giao phê duyệt phương án, song việc này chậm, nên năm 2021 chỉ bán vốn được 18 doanh nghiệp, cổ phần hoá được 4 doanh nghiệp, khắc phục điều này, vấn đề luật pháp phải hoàn thiện.

Theo nghị định của Chính phủ, nếu tài sản DNNN gắn liền với đất cho thuê hàng năm thì không tính vào giá trị DN. Khẳng định có lỗ hổng, Bộ trưởng Tài chính cho biết, sẽ phải kiến tạo để đảm bảo sau khi hoạt động để đất đai không bị thất thoát.

Theo Bộ trưởng, vừa qua thất thoát rất nhiều thông qua cổ phần hoá DNNN, các vụ án xảy ra chủ yếu liên quan đến đất đai. Khi UBND tỉnh phê duyệt đó là đất thuê, DN nộp tiền thuê đất 1 lần là 50 năm. Sau đó lại phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất, không sát giá trị thực, tạo thất thoát, tài sản nhà nước chuyển qua tư nhân.

Theo ông, nhiều chuyên gia có ý kiến, khi DNNN thuê đất để sản xuất kinh doanh, khi chuyển sang cổ phần, tư nhân thì thực hiện đúng mục đích ấy, nếu không có nhu cầu sử dụng thì trả lại cho nhà nước để đấu giá. Như vậy địa tô chênh lệch không rơi vào túi tư nhân, sẽ thúc đẩy cổ phần hoá, chắc chắn năng lực kinh tế, sức khoẻ DN nâng lên. DN cũng không vì miếng đất ngon mà cổ phần hoá.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Những thông tin tiêu cực đã được phản ánh, thị trường hướng tới cơ hội đầu tư giá trị

"Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp hồi của thị trường để hạ bớt tỷ trọng margin nhằm đảm bảo an toàn cho tài khoản, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng bán ra các cổ phiếu yếu và đầu cơ. Đồng thời, có thể xem xét giải ngân khi các cổ phiếu cơ bản tốt có sự điều chỉnh 10-15%", đội ngũ phân tích ABS nhận định.

Ngân hàng Nhà nước: Thổi giá gây sốt ảo ảnh hưởng tới định giá tài sản đảm bảo

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất với giá cao bất thường… ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.