Tài chính

Bộ Tài chính: Sẽ sớm trình Chính phủ sửa đổi quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Chia sẻ tại Hội nghị "Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế", ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 153) quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế theo hướng siết chặt một cách hợp lý.

Cụ thể, để đảm bảo tính an toàn và minh bạch cho thị trường trái phiếu, các doanh nghiệp yếu kém không được phát hành. Mục tiêu huy động vốn từ trái phiếu cần thu hẹp lại, chỉ phục vụ cho việc đầu tư triển khai dự án. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sau khi phát hành phải thông báo ngay cho Sở GDCK, UBCKNN và thường xuyên có công bố thông tin về việc sử dụng tiền từ huy động trái phiếu.

Ông Hồ Đức Phớc cho biết trong thời gian tới Bộ Tài chính cũng sẽ nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán và các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán và một số nội dung liên quan.

Cũng tại hội nghị, theo đại diện của Bộ Tài chính, thị trường vốn hiện nay đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Trong đó, quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7%GDP (trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP và TPDN là 14,2% GDP). Do vậy, mục tiêu là phát triển thị trường TPDN theo hướng bền vững để trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, trong đó tập trung phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, xây dựng chuẩn mực thị trường, tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, việc thị trường TPDN tăng trưởng nhanh cũng phát sinh ra nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư cá nhân chưa hiểu rõ về pháp luật trong việc đầu tư, giao dịch TPDN riêng lẻ. Một số trường hợp đã có hành vị gian lận để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp được phép giao dịch TPDN. Ngoài ra, doanh nghiệp phát hành có tình hình tài chính còn hạn chế, một số doanh nghiệp còn sử dụng vốn không đúng với thông tin đã công bố.

Mặc dù đã triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu các tổ chức kinh doanh chứng khoán, nhưng chất lượng hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường còn chưa đồng đều, nên còn xảy ra các hành vi tiêu cực. Năng lực của một số tổ chức kiểm toán, tổ chức thẩm định giá còn hạn chế, chưa đáp ứng các chuẩn mực nghề nghiệp. Một số tổ chức đại lý phát hành, tổ chức phân phối trái phiếu doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng pháp luật.

Vì thế, để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế, việc điều hành thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, Bộ Tài chính trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì theo hướng đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

"Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan trong công tác điều hành và quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng bảo đảm tính công khai, minh bạch trên thị trường vốn, ổn định thị trường tài chính, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô" – Ông Hồ Đức Phớc nói.

Theo đó, một số giải pháp được Bộ Tài chính đề xuất gồm: thứ nhất, tổ chức điều hành thị trường gắn với hoàn thiện khung khổ pháp lý; thứ hai là tích cực triển khai công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng của các định chế trung gian thị trường; thứ ba là cải thiện chất lượng cầu đầu tư hướng tới cầu đầu tư bền vững; thứ tư là nâng cao hiệu quả công tác giám sát; và cuối cùng là phải tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và hoạt động hợp tác quốc tế.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

World Bank: Quy mô thị trường của Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm Thị trường Cận biên

"Việt Nam giống như võ sĩ hạng trung nhưng vẫn đang thi đấu trong nhóm hạng nhẹ" - ông Zafer Mustafaeglu, Giám đốc Khối Nghiệp vụ về Tài chính, Năng lực Canh Tranh và Đổi mới sáng tạo, Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB) nói tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế chiều 22/4.

Thứ trưởng Bộ Công an nói về thủ đoạn vi phạm trên thị trường chứng khoán

Theo Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, quy mô giao dịch ngày càng tăng. Tuy nhiên song hành với đó là sự xuất hiện của những hành vi thiếu minh bạch trên thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp.

Chuyên gia lý giải hiện tượng nhiều cổ phiếu giảm sâu, nằm sàn sau 14h

Lý giải về việc cổ phiếu thường giảm sâu trong khung 14h, ông Tuấn cho biết một vài tuần trước đây áp lực margin còn lớn và do đó thị trường thường giảm mạnh vào lúc 10h sáng và sau 14h chiều. Đây là thời điểm các công ty chứng khoán lưu ý các khách hàng của họ về áp lực margin và khuyến nghị khách hàng tự xử lý.

Long Châu chia sẻ: Tặng thuốc đến người có hoàn cảnh khó khan

Hơn 500.000 ngày thuốc miễn phí và 350 tấn gạo tiếp tục được FPT Long Châu trao tặng đến những hoàn cảnh khó khăn tại gần 60 tỉnh, thành thông qua chương trình "Long Châu Sẻ Chia". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện tri ân cộng đồng nhân dịp FPT Long Châu vượt mốc 600 nhà thuốc trên toàn quốc.

Prudential Việt Nam chi trả 8.610 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm năm 2021

Năm 2021, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") duy trì vị thế doanh nghiệp kiểu mẫu của ngành bảo hiểm nhân thọ với tổng doanh thu tăng 15,2% so với năm 2020, chi trả 8.610 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm, tiếp tục đầu tư vào nền kinh tế và các dự án vì cộng đồng với mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển thị trường tài chính minh bạch, hiệu quả

Thống đốc cho rằng, cần phát triển đồng bộ các phân khúc của thị trường tài chính (thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh...) theo hướng tập trung hiện đại hóa công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch thị trường, đa dạng hóa các nhà đầu tư tham gia thị trường, khuyến khích các quỹ, công ty bảo hiểm tham gia sâu và rộng hơn vào thị trường; thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín, nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường.

Bamboo Capital: Dự báo quý 2 tăng trưởng tích cực, đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 đạt 2.200 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Bamboo Capital vừa phát đi thông cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, lãnh đạo Bamboo Capital (BCG – HoSe) cho rằng công ty đang kinh doanh tốt, dự báo quý 2 sẽ tăng trưởng tích cực, sẽ đóng góp tích cực cho kế hoạch 7.250 tỷ đồng doanh thu và 2.200 tỷ đồn lợi nhuận mà HĐQT sẽ trình ĐHCĐ trong thời gian tới.

Chủ tịch REE: Cần siết quy định về người chịu trách nhiệm, tài sản thế chấp phải được định danh và có thanh khoản cao khi phát hành TPDN

Chủ tịch HĐQT của REE cũng kiến nghị cần có chế tài xử lý đối với những trường hợp đi chệch hướng như thông tin đã được công bố. Về pháp lý, cũng cần củng cố thêm trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán, định giá và giám sát tài sản.