Xã hội

Bỏ án tử hình 8 tội danh: Giảm tải trại giam, giảm gánh nặng ngân sách

Chiều 20.5, tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự.

Án tử hình đang gây quá tải trại giam, gánh nặng ngân sách - Ảnh 1.

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) không đồng tình bỏ án tử hình với tội danh sản xuất, buôn bán thuốc giả

ẢNH: GIA HÂN

Bán thuốc giả khiến dân rất bức xúc, không thể bỏ án tử hình

Dự thảo luật đề xuất bỏ tử hình và thay bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án với 8 tội danh, gồm: tham ô tài sản; nhận hối lộ vận chuyển trái phép chất ma túy; hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; gián điệp; phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.

Nêu ý kiến tại tổ, đại biểu Lương Văn Hùng (đoàn Quảng Ngãi) nhất trí bỏ tử hình với 5 trong 8 tội danh trên. Riêng với 3 tội danh: vận chuyển trái phép chất ma túy; tham ô tài sản; nhận hối lộ, đại biểu đề nghị giữ nguyên hình phạt tử hình.

Theo đại biểu đoàn Quảng Ngãi, với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, hình phạt tử hình nhằm mục đích răn đe và hướng tới tương lai Việt Nam không thành địa điểm trung chuyển ma túy.

Thực tế vừa qua, ông cho biết, loại tội phạm này diễn biến phức tạp và có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có những vụ vận chuyển hàng trăm tấn heroin, gây tác hại rất lớn đối với xã hội.

Với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ, ông Hùng cũng cho rằng, do tình hình tham nhũng diễn biến hết sức phức tạp thời gian qua nên cần giữ lại hình phạt tử hình để xử lý nghiêm minh.

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) thì không đồng tình với việc bỏ tử hình với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

"Vừa qua, có nhiều vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả khiến nhân dân rất bức xúc. Đầu tiên phải nhìn nhận trách nhiệm của cơ quan chức năng trong kiểm tra, giám sát, nhưng tội phạm này cũng rất tinh vi trong sản xuất thuốc giả, sau đó tập trung đưa vào các bệnh viện, trung tâm y tế, nơi người dân tin tưởng nhất", bà Thúy nói về đề nghị không bỏ hình phạt tử hình với tội này.

Với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tham ô tài sản và nhận hối lộ, bà Thúy cũng đề nghị giữ nguyên hình phạt tử hình vì nếu bỏ sẽ không còn đủ tính răn đe.

Án tử hình đang gây quá tải trại giam, gánh nặng ngân sách - Ảnh 2.

Đại biểu Sùng A Lềnh cho biết, thực tế án tử hình đang được thi hành rất chậm, gây quá tải các trại giam, tăng gánh nặng ngân sách

ẢNH: GIA HÂN

Án tử hình gây quá tải trại giam, gánh nặng ngân sách

Ngược lại, nhiều đại biểu lại bày tỏ ủng hộ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 loại tội danh. Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng, dù bỏ hình phạt tử hình, nhưng vẫn đảm bảo cách ly hoàn toàn người phạm tội ra khỏi xã hội bằng hình thức phạt tù chung thân không giảm án. Việc này vẫn đạt mục đích trừng trị tội phạm, theo ông Dũng.

Việc bỏ hình phạt tử hình, theo vị đại biểu, vừa đảm bảo quyền được sống, phù hợp tính nhân văn của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, bỏ hình phạt tử hình thì số phạm nhân chờ tử hình cũng giảm, tạo thuận lợi cho công tác quản lý phạm nhân.

Đại biểu Sùng A Lềnh (đoàn Lào Cai) ủng hộ việc bỏ án tử hình với 8 tội danh, đặc biệt là với án vận chuyển trái phép ma túy. Ông dẫn chứng, qua giám sát thực tiễn vào năm 2023 thì 83% số người bị kết án tử hình là án ma túy. Như ở Lào Cai là 97% trong số 110 đối tượng bị kết án tử hình là do tội danh này.

Trong khi đó, số lượng thi hành án tử hình, theo ông Lềnh, là rất chậm, chỉ khoảng 1% mỗi năm.

Do đó, ông Lềnh đánh giá, việc chuyển án tử hình thành chung thân không xét ân giảm thì đối tượng chính là những người bị kết án tử hình do tội vận chuyển ma túy, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng cao biên giới.

Theo đại biểu, việc chuyển hình phạt tử hình sang chung thân không xét ân giảm là hợp lý, thể hiện tính chất nhân đạo của Nhà nước, đồng thời giảm tải trại giam của Bộ Công an.

"Theo số liệu chúng tôi nắm được thì còn khoảng trên 1.000 đối tượng bị kết án tử hình thiếu buồng giam. Các trại giam thì quá tải", ông Lềnh nói.

Vẫn theo vị đại biểu đoàn Lào Cai, việc bỏ hình phạt tử hình cũng sẽ giảm áp lực, khó khăn cho lực lượng công an trong quản lý trại giam bởi vì các đối tượng bị kết án tử hình rồi luôn có tư tưởng "không còn gì để mất", tư tưởng rất phức tạp, tiêu cực, thậm chí tấn công lực lượng quản lý trại giam.

Cùng đó, việc bỏ hình phạt tử hình cũng sẽ giảm được gánh nặng ngân sách cho nhà nước. 

"Theo thông tin chúng tôi nắm được, kết án tử hình 1 đối tượng, thi hành án 1 đối tượng chi phí khoảng 250 - 500 triệu, nếu chúng ta kết án tử hình hàng nghìn, vài nghìn thì gánh nặng ngân sách rất lớn, thậm chí hàng nghìn tỉ", ông Lềnh nói và nhắc lại, việc bỏ án tử hình với 8 tội danh trong sửa luật lần này là rất cần thiết.

Các tin khác

Thị trường mới nổi lên ngôi, cổ phiếu nội dẫn sóng?

Giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang các thị trường mới nổi giàu tiềm năng, trong đó châu Á, đặc biệt là Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Vào lúc 9h sáng nay (21/5), Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 118 - 120,5 triệu đồng/lượng, tăng 1,2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Chênh lệch mua - bán 2,5 triệu đồng/lượng.

Giới đầu tư miền Bắc săn đón nhà phố thương mại Bcons Uni Valley trước ngày mở bán tại Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường bất động sản phía Nam dậy sóng với thông tin sáp nhập Bình Dương - TP. HCM, giới đầu tư Hà Nội “đổ xô” tìm kiếm kênh đầu tư để đón đầu làn sóng tăng trưởng, trong đó sản phẩm nhà phố thương mại ngay trung tâm TP. Dĩ An, giao điểm kết nối đô thị khu vực như Bcons Uni Valley.

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy phát triển bền vững

ABBANK và SVF sẽ phối hợp triển khai cung cấp những hình thức hỗ trợ, thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp và các hộ gia đình, đặc biệt là tại các di sản làng nghề truyền thống.

Lý do dự án đường nghìn tỷ ở Hà Tĩnh thi công "nhảy cóc"

Tuyến đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 đến cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kỳ vọng kết nối, phát triển khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh, song do vướng mặt bằng nên nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”.

Cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa

Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.