Tài chính

Bloomberg: Mỗi người dân Thụy Sĩ "mất" 13.500 USD để cứu lấy Credit Suisse

Bloomberg: Mỗi người dân Thụy Sĩ 'mất' 13.500 USD để cứu lấy Credit Suisse - Ảnh 1.

Theo Bloomberg, nỗ lực cứu lấy danh tiếng là 1 trung tâm tài chính đáng tin cậy của Thụy Sĩ có thể tiêu tốn của mỗi người dân nước này 12.500 franc (tương đương 13.500 USD).

Để hỗ trợ thương vụ UBS khẩn cấp mua lại Credit Suisse, chính phủ Thụy Sĩ đã cam kết sẵn sàng cung cấp thanh khoản với mức 109 tỷ franc – con số khá lớn đối với đất nước 8,7 triệu dân.

Ngoài ra, NHTW Thụy Sĩ (SNB) cũng hứa hẹn về khoản tiền 100 tỷ franc. Như vậy tổng cộng số tiền lên đến 209 tỷ franc – tương đương khoảng 1/4 GDP Thụy Sĩ và vượt quá cả tổng chi tiêu quốc phòng của châu Âu trong năm 2021. Con số còn lớn gấp hơn 3 lần so với gói cứu trợ 60 tỷ franc mà UBS nhận được năm 2008 (vụ giải cứu UBS từng là lớn nhất trong lịch sử Thụy Sĩ).

Không chỉ dành ra số tiền lớn, chính phủ Thụy Sĩ còn thay đổi luật khi bỏ qua bước lấy ý kiến đồng thuận của cổ đông. Để tăng vốn cho ngân hàng, các trái chủ của số trái phiếu AT1 trị giá 16 tỷ franc cũng phải ngậm ngùi chấp nhận trái phiếu mà họ sở hữu trở nên vô giá trị.

Những biện pháp chưa từng có tiền lệ khiến công chúng cảm thấy không thoải mái. Khoảng 200 người đã tụ tập ở bên ngoài trụ sở Credit Suisse tại Zurich để biểu tình phản đối. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng có rất ít khả năng số tiền thực tế sẽ lên đến mức cao như chính phủ cam kết. Hơn nữa nếu không làm gì thì thiệt hại còn lớn hơn nhiều lần.

Theo Manuel Ammann, giám đốc Viện Tài chính Ngân hàng trực thuộc ĐH St. Gallen, khoản tiền 100 tỷ franc mà SNB cam kết có lẽ chỉ mang tính biểu tượng để ổn định tâm lý của thị trường. SNB chỉ phải bỏ ra số tiền đó nếu như ngân hàng sau sáp nhập phá sản – điều khó có thể xảy ra. Hơn nữa khoản tiền đó được tài trợ bằng chứng khoán và các đặc quyền phá sản, do đó đảm bảo kể cả trong trường hợp xấu nhất thì cũng không cần sử dụng đến tiền ngân sách.

Trong khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, UBS đã nhận được 6 tỷ franc từ chính phủ và chuyển các tài sản rủi ro trị giá 54 tỷ franc sang 1 quỹ được hậu thuẫn bởi SNB. Mặc dù Thụy Sĩ đã áp dụng luật “quá lớn để sụp đổ” để kiểm soát các ngân hàng chặt chẽ hơn sau khủng hoảng 2008, dường như họ đã thất bại ở Credit Suisse. Kể từ đó đến nay ngân hàng này đã trải qua nhiều vụ bê bối, liên tục thay lãnh đạo cấp cao và cuối cùng đánh mất niềm tin của nhà đầu tư.

Luật Thụy Sĩ quy định những ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hệ thống phải thay đổi cấu trúc thành công ty holding (mô hình gồm công ty mẹ và nhiều công ty con). Mục đích là để tăng tính minh bạch và bảo vệ mảng kinh doanh ở thị trường nội địa. Theo lý thuyết, tất cả các mảng khác sẽ bị thanh lý để ngăn chặn rủi ro đe dọa hệ thống tài chính Thụy Sĩ.

Tuy nhiên vừa qua chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định không làm như vậy, mà thay vào đó hối thúc UBS mua lại Credit Suise. Theo Ammann, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh một trong những trung tâm tài chính cao cấp nhất thế giới của Thụy Sĩ.

“Giờ thì cả 2 ngân hàng nổi tiếng nhất là UBS và Credit Suisse đều đã phải nhờ chính phủ giải cứu. Đó thực sự là 1 lịch sử không tốt”, ông nói.

Tham khảo Bloomberg

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Tài chính đất đai: Nhiều quy định đột phá

Theo ông Đào Trung Chính, Phó Tổ trưởng Tổ Biên tập Luật Đất đai (sửa đổi), quy định giá đất sát thị trường sẽ được tiếp thu, làm rõ hơn trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây cũng là vấn đề được quan tâm, góp ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân thời gian qua.

Cận cảnh dự án chung cư "nghìn tỷ" 4 lần lùi lịch bàn giao nhà

Sau 5 năm khởi công, dự án chung cư DLC – Complex Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa thể hoàn thành, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DLC đã 4 lần khất bàn giao nhà khiến hàng trăm khách hàng như “ngồi trên đống lửa”, xuống đường băng rôn kêu cứu.