Xã hội

Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được sử dụng lại sau 10 năm bỏ hoang

Tóm tắt:
  • Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa ở Hà Nội đã được khai thác sau 10 năm bỏ hoang.
  • Sở Xây dựng Hà Nội bố trí 5 đơn vị di dời để quy hoạch khu vực đông hồ Hoàn Kiếm.
  • Viện Văn học được bố trí tại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa sau khi trả lại từ nguyên Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên.
  • Dự án cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm chia thành hai giai đoạn, với giai đoạn 1 tập trung xây quảng trường và công viên.
  • TP.Hà Nội dự kiến hoàn thành quảng trường vào dịp 2.9, hướng tới tăng trưởng 8% năm 2025.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa quyết định bố trí các địa điểm cho 5 đơn vị di dời phục vụ phương án quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Biệt thự 'đòi' được từ nguyên Chủ tịch Hà Nội được dùng sau 10 năm bỏ hoang - Ảnh 1.

Sau 10 năm bị bỏ hoang, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được đưa vào khai thác, sử dụng

ẢNH: NGUYỄN TRƯỜNG

Theo đó, Sở VH-TT Hà Nội sẽ được bố trí tạm tại tầng 25, 26, 27 Khu liên cơ quan TP.Hà Nội, ở địa chỉ số 258 Võ Chí Công (P.Xuân La, Q.Tây Hồ).

Trụ sở tiếp công dân TP.Hà Nội di dời về số 102 Hai Bà Trưng (P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm). Chi cục Dân số, Trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội được bố trí trụ sở tại số 144 Trần Phú (P.Mộ Lao, Q.Hà Đông).

Công ty Điện lực Hoàn Kiếm được bố trí trụ sở tại số 5 - 7 phố Hàng Gà (P.Hàng Bồ, Q.Hoàn Kiếm).

Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam được bố trí tại địa chỉ số 12 Nguyễn Chế Nghĩa (P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm). Như vậy, sau 10 năm bỏ hoang, biệt thự công ở địa chỉ 12 Nguyễn Chế Nghĩa đã được TP.Hà Nội đưa vào khai thác, sử dụng. Đây là biệt thự công vụ, được nguyên Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hoàng Văn Nghiên trả lại cho thành phố vào năm 2014, sau nhiều năm đi "đòi".

Trước đó, để xây công viên ở khu đất phía đông hồ Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội dự kiến sẽ di dời 11 trụ sở cơ quan, tổ chức và 35 hộ dân.

Trong khu vực này có một số công trình giá trị, gồm các trụ sở Viện Văn học (biệt thự nhóm 2); Điện lực Hà Nội (biệt thự nhóm 3); Sở VH-TT(công trình kiến trúc có giá trị), "nhà đèn" và tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên khu đất của Điện lực Hà Nội.

Dự án cải tạo không gian phía đông hồ Hoàn Kiếm được chia làm hai giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 tập trung xây dựng phần nổi của quảng trường và công viên bằng nguồn vốn đầu tư công. Giai đoạn 2 xây dựng 3 tầng hầm dưới quảng trường, kết nối với nhà ga C9 của tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

TP.Hà Nội Nội kỳ vọng hoàn thành quảng trường vào dịp 2.9 sẽ góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Công khai thông tin các dự án NƠXH để người dân mua đúng giá

Ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu Sở Xây dựng và các quận huyện công khai thông tin về sơ đồ mặt bằng, giá thuê, mua, trình tự thủ tục đăng ký, vay vốn... hỗ trợ người dân đủ điều kiện tiếp cận, mua nhà ở xã hội đúng giá, không qua trung gian, không phải trả thêm phí.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.