Tài chính

Biến động tỷ giá khó làm NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ

Biến động tỷ giá đang là mối lo khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục hút ròng trong các phiên giao dịch gần đây. 

Từ ngày 21/9, NHNN đã mở lại kênh hút tiền qua tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm dừng. Liên tiếp trong 8 phiên giao dịch vừa qua, NHNN đã chào thầu thành công gần 100.700 tỷ đồng tín phiếu, qua đó hút khỏi hệ thống ngân hàng lượng VND tương ứng. Các đợt tín phiếu này đều có kỳ hạn 28 ngày và được chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất.

Hiện tỷ giá trung tâm ngày 4/10 được NHNN công bố áp dụng ở mức 24.085 đồng, tăng 26 đồng so với hôm qua, tăng hơn 3% so với hồi đầu năm.

NHNN chưa đổi chiều chính sách tiền tệ

Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh. (Ảnh: Hạ An).

Bình luận về động thái của NHNN tại Toạ đàm MBS' Talk diễn ra chiều 4/10,PGS TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng áp lực tỷ giá hiện có nhưng động thái hút thanh khoản vừa rồi của ngân hàng trung ương là nghiệp vụ chính sách tiền tệ bình thường trong điều kiện dư thừa thanh khoản.

Theo ông, trong điều kiện dòng vốn ngoại tại Việt Nam tương đối linh hoạt và Việt Nam đang ưu tiên mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng, duy trì mặt bằng lãi suất thấp thì áp lực với tỷ giá ngày càng lớn cũng là điều dễ hiểu.

"Chúng ta không thể duy trì mặt bằng lãi suất thấp trong điều kiện vốn trung chuyển tự do như hiện nay và lại giữ tỷ giá cố định được", ông Thế Anh nói.

Để góp phần bình ổn tỷ giá, vừa qua NHNN đã có động thái hút ròng thông qua việc phát hành tín phiếu nhưng đó không phải tín hiệu của việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Các nhà điều hành đang cố gắng giữ mặt bằng lãi suất thấp nhưng không để tỷ giá biến động quá nhiều, chuyên gia nhận định.

Vì vậy, theo ông "chúng ta cần làm quen với việc tỷ giá có thể sẽ biến động mạnh hơn thay vì neo cứng nhắc như trước đây, nhất là trong môi trường kinh tế bất định như hiện nay".

Minh chứng rõ hơn về việc NHNN chưa đảo chiều chính sách tiền tệ, ông Thế Anh cho hay có thể nhìn vào lãi suất trên thị trường, nếu như lãi suất liên ngân hàng còn thấp thì có thể thấy định hướng chính sách vẫn đang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Cần cảnh giác với lạm phát

Theo ông, NHNN vẫn còn nhiều công cụ để bình ổn tỷ giá như việc dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay so với tương quan nhập khẩu thì còn tương đối tốt thậm chí còn tốt hơn trước đây. Bởi nhập khẩu năm nay giảm cũng mạnh mà theo khuyến cáo của IMF thì mức dự trữ trên 4 tuần nhập khẩu là an toàn.

Mặc dù phải tiêu tốn một khoản khá lớn bán ra để cân bằng tỷ giá vào năm ngoái nhưng sau động thái liên tục mua vào của NHNN hiện dự trữ ngoại hối đang khá ổn định. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng hạn chế hoạt động chuyển tiền lậu hay các hành vi phi pháp liên quan đến ngoại tệ để tránh USD ra nước ngoài. 

Hiện nay, NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì mặt bằng lãi suất thấp, hạn chế tối đa biến động tỷ giá. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cần cảnh giác hơn với lạm phát, trong trường hợp lạm phát có có thể là dùng dự trữ ngoại hối hoặc thậm chí là phải tăng lãi suất.

Lạm phát đã giảm mạnh trong những tháng đầu năm nhưng đang có xu hướng tăng trở lại. (Nguồn: MBS Research).

Các chuyên gia MBS Research cũng đánh giá rằng động thái hút ròng liên tục của NHNN thời gian qua không phải là dấu hiệu của việc đảo chiều chính sách mà là giải pháp linh hoạt, nhằm đẩy lãi suất liên ngân hàng, hạn chế các hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ.

Tuy nhiên lãi suất liên ngân hàng vẫn chưa nhích lên đáng kể sau những phiên hút ròng vừa qua cho thấy thanh khoản trên thị trường hai vẫn đang dư thừa, vì vậy hoạt động hút ròng có thể tiếp tục trong những phiên tới.

"Nếu áp lực lạm phát tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm, chúng tôi cho rằng NHNN sẽ vẫn còn công cụ hạ nhiệt tỷ giá từ dự trữ ngoại hối. Vì vậy “chính sách nới lỏng, linh hoạt” sẽ vẫn còn dư địa để duy trì trong những tháng cuối năm 2023", bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối nghiên cứu MBS cho hay.

Diễn biến tỷ giá một số đồng tiền trong khu vực. (Nguồn: MBS Research).

Bà cũng đánh giá, Việt Nam có thể để tiền đồng mất giá đôi chút để duy trì tính cạnh tranh so với các đồng tiền khác trong khu vực. Hiện, đồng tiền của một số quốc gia trong khu vực đã yếu đi đáng kể so với đồng USD như Nhân dân tệ mất giá 6%, baht Thái mất giá 5,3%, Malaysia ringgit mất giá 6,5%.

"Mặt khác cẩn trọng quan sát áp lực tỷ giá đẩy lên lạm phát trong thời gian tới. Can thiệp bằng việc bán ngoại hối có thể là bước chặn cuối cùng nếu lạm phát tăng quá 4,5%", bà Hiền nói.

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

FWD Việt Nam có Tổng Giám đốc mới

Ngày 27/3, Tập đoàn FWD công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.