Kinh doanh

Bất ngờ thương vụ máy bay Boeing vừa bị Trung Quốc từ chối nhận

Tóm tắt:
  • Air India đang xem xét mua 10 trong số 50 máy bay Boeing 737 MAX bị Trung Quốc từ chối nhận.
  • Các máy bay này gọi là “đuôi trắng” và có thể cần sửa đổi nhỏ phù hợp với tiêu chuẩn của Air India.
  • Do gián đoạn chuỗi cung ứng, việc này giúp Air India tăng nhanh số lượng máy bay và giảm chờ đợi.
  • Thỏa thuận này giúp Boeing giảm lượng hàng tồn kho và duy trì đà giao hàng.
  • Hiện tại, hai bên chưa phản hồi về thương vụ mua bán này.

Theo TTW, do những thay đổi và bất cập về chính sách thuế nhập khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc nên các hãng hàng không Trung Quốc đã từ chối nhận 50 máy bay Boeing 737 MAX. Hãng hàng không giá rẻ Air India của Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu đặt mua 10 máy bay của Boeing trong đơn hàng.

Trong ngành hàng không, những máy bay chưa sử dụng thường được gọi là “đuôi trắng”, vì chúng được chế tạo mà không có nhãn hiệu cụ thể hoặc hoàn thiện cấu hình. Điều này khiến các máy bay “đuôi trắng” trở thành ứng cử viên hàng đầu để Air India đặt mua, mặc dù có thể cần phải sửa đổi nhỏ để phù hợp với các tiêu chuẩn hoạt động của Air India.

Bất ngờ thương vụ máy bay Boeing vừa bị Trung Quốc từ chối nhận ảnh 1

Air India đặt mua 10 máy bay của Boeing trong lô 50 máy bay bị Trung Quốc từ chối nhận. Ảnh: Boeing.

Một nguồn tin thứ ba nắm rõ những trao đổi giữa Boeing và Air India cho biết, thay đổi về cấu hình đội bay và thông số kỹ thuật của máy bay vốn được sản xuất cho các hãng hàng không Trung Quốc, có thể sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về giá cả đang diễn ra giữa hai bên.

Aviation A2z nhận định, những gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm chậm quá trình sản xuất và giao máy bay khiến nhiều hãng hàng không phải vật lộn để tăng công suất. Đối với Air India, cơ hội mua máy bay phản lực chế tạo sẵn có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, giảm sự phụ thuộc vào các đơn đặt hàng mới đang bị trì hoãn từ các nhà sản xuất.

“Bằng cách nhắm tới các máy bay đã có trên đường băng, hãng hàng không có thể bỏ qua thời gian chờ đợi chế tạo máy bay thông thường, tránh được tình trạng nợ đơn hàng ngày càng tăng mà cả Boeing và Airbus đều đang phải đối mặt”, chuyên gia Aviation A2z viết.

Việc mua Boeing 737 MAX cũng phù hợp với chiến lược mở rộng của Air India, sau khi hãng này được tư nhân hóa và về tay Tata Group. Việc mua thêm 10 chiếc máy bay sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của Air India. Vừa tháng trước, Tổng Giám đốc điều hành của Air India là ông Campbell Wilson từng than thở rằng "Air India là nạn nhân của hoàn cảnh", nguyên nhân là do cả Boeing và Airbus đều chậm giao hàng cho hãng bay này.

Bất ngờ thương vụ máy bay Boeing vừa bị Trung Quốc từ chối nhận ảnh 2

Việc Air India có ý mua lại 10 chiếc máy bay Boeing 737 MAX là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi hiếm có. Ảnh: Avgeekwithlens.

Đối với Boeing, việc tìm kiếm khách hàng mua lại những chiếc máy bay bị từ chối nhận là một nhu cầu chiến lược. Với sự không chắc chắn của những đợt giao hàng với các hãng hàng không Trung Quốc trong thời gian tới thì việc tái sử dụng những chiếc máy bay phản lực này cho phép Boeing duy trì đà giao hàng, thu hồi chi phí liên quan đến hàng tồn kho chưa giao.

Air India mua lại 10 chiếc máy bay của Boeing là một thương vụ đôi bên cùng có lợi hiếm có. Vì việc này vừa giúp Boeing giảm bớt lượng máy bay tồn, lại vừa đáp ứng nhu cầu vận chuyển của Air India hiện tại.

“Khi ngành hàng không toàn cầu đang thích nghi với những thay đổi về chính trị và kinh tế, thương vụ mua lại tiềm năng này báo hiệu sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội của Air India và nỗ lực của Boeing nhằm thích ứng với thị trường đang thay đổi”, Aviation A2z viết.

Hiện tại, đại diện Air India và Boeing vẫn chưa đưa ra phản hồi nào về thương vụ đang được bàn tán nêu trên.

Lộc Liên
Theo Aviation, TTW

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026; giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.

Sắp thông hầm xuyên núi dài nhất cao tốc Bắc - Nam

Ống hầm phải cửa hầm phía Bắc, công tác khoan hầm đang bước vào giai đoạn nước rút. Đến nay, ống hầm này đã đào được 3.180/3.200m. Nhà thầu sẵn sàng cho công tác nổ mìn hợp long, thông hầm trước ngày 30/4 để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.