Tài chính

Bão giá khiến ngân hàng thực phẩm ở quốc gia giàu nhất Châu Âu phải hoạt động hết công suất

Khi lạm phát tăng vọt lên hơn 10% và chính phủ Đức sử dụng các biện pháp ngày càng quyết liệt để ngăn chặn khủng hoảng năng lượng, tình hình tại các ngân hàng thực phẩm của Đức đã bất ổn lại càng thêm tệ hơn.

Các ngân hàng thực phẩm vốn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tình hình trở nên xấu đi khi sinh hoạt phí tăng cao và suy thoái kinh tế rình rập. Các tờ báo địa phương trên khắp nước Đức tràn ngập những tiêu đề về người nghèo khổ bị các tình nguyện viên quay lưng, vì họ bị quá tải trong khi nguồn cung dần cạn kiệt.

Ngân hàng thực phẩm hoạt động “hết công suất”

Günter Giesa là một tình nguyện viên cho ngân hàng thực phẩm có tên Tafel tại thành phố Bonn của Đức. Anh cho biết kể từ đầu năm 2022, yêu cầu đăng ký làm thành viên tăng lên đáng kể. Nhưng hiện tại, ngân hàng của anh đã quá tải. Họ chỉ có thể tiếp nhận người mới khi có một người khác hủy tư cách thành viên của họ. Anh cảm thấy buồn khi mọi người ngày càng lo lắng về tài chính và cần đến sự trợ giúp của ngân hàng thực phẩm.

Trên thực tế, khoảng 13,8 triệu người ở Đức sống gần hoặc dưới mức nghèo khổ. Lý do là số hộ gia đình sống thiếu thốn năng lượng tăng gấp đôi từ năm 2021 đến 2022. Các chuyên gia lo ngại rằng con số này sẽ tăng mạnh hơn nữa khi các gia đình trung lưu không có tiền dự trữ để trả cho hóa đơn năng lượng cao ngất ngưởng.

Xung đột và lạm phát dẫn đến nhu cầu gia tăng

Theo số liệu mới nhất từ tổ chức bảo trợ các ngân hàng thực phẩm Đức Tafel Deutschland, khoảng 61% trong số 960 ngân hàng trên cả nước ghi nhận nhu cầu đăng ký thành viên mới tăng ít nhất 50% so với một năm trước. Khoảng 30% cửa hàng có số khách tăng gấp đôi.

Điều này một phần là do cuộc xung đột tại Ukraine. Theo lời của Giesa, những tuần đầu tháng 3 vô cùng khó khăn. Nhiều người đến lấy thức ăn mà không có tiền. Họ chẳng có gì ngoài bộ quần áo mặc trên người.

Cô Kat, 45 tuổi, cũng chứng kiến tình trạng tương tự: “Những người mới đến sẽ xếp một hàng riêng. Một số người hợp xảy ra cãi nhau giữa những người mới và những khách hàng quen, những người nghĩ rằng họ được đối đãi đặc biệt”.

Ngày càng nhiều người thiếu sự giúp đỡ

Hiện tại, khi những người tị nạn Ukraine được hòa nhập cộng đồng, hầu hết những người mới đến ngân hàng thực phẩm Tafel là các gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Trước đây, bà mẹ một con Kat đã cùng những người bạn hàng tuần ghé Tafel và họ cố gắng đăng ký làm thành viên trong mùa hè này. Cô cho biết tình hình rất khắc nghiệt.

Cô chia sẻ: “Mọi người phải đứng chờ dưới mưa nhiều giờ liền. Khi lương thực quyên góp đến nơi, các tình nguyện viên sẽ lấy những thứ họ cần trước. Sau đó, các khách hàng mới được chọn đồ. Phần lớn là hoa quả và rau, cùng với rất nhiều bánh mì. Mọi thứ hết rất nhanh. Chúng tôi được họ đưa cho hộp mâm xôi phủ đầy nấm mốc”. Mọi người không thể lấy được những thứ cần thiết khác như giấy vệ sinh, băng vệ sinh và tã lót.

Các tình nguyện viên tại quầy đăng ký đã từ chối Kat và khuyên cô trở lại vào tháng 1 năm sau.

Günter Giesa cho biết: “Hoàn cảnh thực sự trở nên khó khăn trong những tuần gần đây”. Anh cũng nhấn mạnh với những ai muốn quyên góp rằng họ nên hỗ trợ "các mặt hàng có thời hạn sử dụng lâu dài như mì ống, gạo và đồ hộp", hơn là các sản phẩm tươi sống.

Anh cho biết thêm rằng ngân hàng thực phẩm Tafel đã phải giảm số lượng thực phẩm chia cho mỗi người để giúp được nhiều người nhất có thể.

Lời kêu gọi đoàn kết

Thống kê từ Tafel Deutschland vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Ít nhất 62% ngân hàng thực phẩm đã báo cáo trong tháng 8 rằng họ cung cấp ít mặt hàng hơn cho mỗi hộ gia đình và con số có thể đã tăng lên kể từ đó.

Khoảng một nửa số ngân hàng thực phẩm đã tăng giờ làm việc để giải quyết cuộc khủng hoảng, dẫn đến việc các tình nguyện viên đấu tranh về sức khỏe thể chất và tinh thần. Tổ chức này cũng báo cáo sự "sụt giảm đáng kể" trong các khoản quyên góp do ngày càng có nhiều người thắt chặt ngân sách hơn.

Tafel Deutschland gần đây đã đưa ra lời kêu gọi đoàn kết vì "nhiều người cần hỗ trợ hơn vào mùa thu này và những tháng lạnh hơn ... Hãy gọi cho ngân hàng thực phẩm địa phương của bạn và hỏi họ cần gì nhất”.

Theo DW

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Phòng vệ rủi ro tỷ giá

Việc NHNN nới biên độ tỷ giá sẽ giúp tỷ giá thị trường biến động linh hoạt theo cung – cầu. Tuy nhiên, sức ép tỷ giá còn rất lớn, nên doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

“Bơm” thêm tiền cho nền kinh tế

Sau tuần trước liên tục bơm ròng tiền, đồng thời nới hạn mức tín dụng thêm cho 4 ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuần này lại đảo ngược hút ròng...