Kỹ năng sống

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Tóm tắt:
  • Cây đinh lăng là rau gia vị và vị thuốc quý trong y học dân gian Việt Nam.
  • Toàn thân cây đinh lăng đều có thể dùng để chế biến thành bài thuốc bồi bổ sức khỏe.
  • Lá đinh lăng thường dùng nấu canh giúp phục hồi sức khỏe cho người ốm, sản phụ và người cao tuổi.
  • Rễ và lá đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có lợi, giúp cải thiện sức đề kháng và chức năng tiêu hóa.
  • Dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, đinh lăng có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn nhiều bệnh.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cây đinh lăng có thể dùng toàn thân – từ lá, cành, vỏ thân đến rễ – để chế biến thành nhiều bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh. Lá đinh lăng thường được sử dụng để nấu canh với thịt hoặc cá, giúp tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy, sản phụ hay người cao tuổi.

Lá và rễ đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Rễ cây vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng thông huyết mạch, tăng cường sinh lực, cải thiện sức bền và tăng sức đề kháng.

Trong y học cổ truyền, danh y Hải Thượng Lãn Ông từng dùng rễ đinh lăng sao vàng hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau sinh nhằm chống đau dạ con và giúp lợi sữa. Khoa học hiện đại cũng phát hiện trong rễ đinh lăng có chứa saponin – hoạt chất giống nhân sâm – cùng nhiều vitamin nhóm B và 13 loại axit amin thiết yếu.

Cây đinh lăng có thể dùng toàn thân – từ lá, cành, vỏ thân đến rễ – để chế biến thành nhiều bài thuốc. (Ảnh minh hoạ)

Cây đinh lăng có thể dùng toàn thân – từ lá, cành, vỏ thân đến rễ – để chế biến thành nhiều bài thuốc. (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là những bài thuốc từ cây đinh lăng, ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:

Điều trị các bệnh hô hấp:Một bài thuốc kết hợp rễ đinh lăng với nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, vỏ rễ dâu, rau tần dày lá, xương bồ và gừng khô, sắc lấy nước uống liên tục 10 ngày có tác dụng giảm ho, hỗ trợ điều trị hen suyễn.

Phong thấp và đau nhức xương khớp:Bài thuốc từ rễ đinh lăng kết hợp với nhiều dược liệu như rễ cỏ xước, thiên niên kiện, cối xay, hà thủ ô chế... sắc uống giúp giảm đau do phong thấp, tăng cường lưu thông khí huyết.

Đau lưng do thời tiết:Khi thời tiết thay đổi gây đau lưng, bài thuốc từ cành, lá đinh lăng kết hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây có thể làm dịu cơn đau, cải thiện vận động.

Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi:Lá đinh lăng tươi được đun sôi với nước, sau đó hòa hai lần sắc lại với nhau để uống trong ngày. Ngoài ra, vỏ rễ đinh lăng cũng có thể được ngâm rượu uống hàng ngày giúp tăng cường sinh lực.

Kích thích tiêu hóa: Vỏ rễ đinh lăng đun sôi nhỏ lửa rồi uống nhiều lần trong ngày giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn không tiêu.

Lợi sữa, chữa tắc tia sữa:Với phụ nữ sau sinh, vỏ rễ đinh lăng sắc cùng vài lát gừng tươi, dùng liên tục 5 ngày giúp kích thích tiết sữa. Trường hợp tắc tia sữa có thể dùng rễ đinh lăng bỏ lõi sắc lấy nước uống.

Hỗ trợ phụ nữ sau sinh:Ngoài lợi sữa, rễ, cành và lá đinh lăng sao khô, sắc uống thay trà còn giúp phòng chống đau dạ con, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Chữa mẩn ngứa, dị ứng:Lá đinh lăng khô sắc lấy nước uống trong 10 ngày có thể giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng ngoài da, mày đay.

Cây đinh lăng tuy bình dị nhưng lại ẩn chứa những giá trị lớn cho sức khỏe. Dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, người dân có thể tận dụng loại thảo dược sẵn có này như một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Sẽ ký 4 thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Bộ Công Thương cho biết, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, bộ sẽ ký kết 4 thỏa thuận hợp tác để mở rộng kênh quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc.