Bất động sản

Bắc Ninh yêu cầu 34 chủ đầu tư rà soát khả năng giải ngân vốn đầu tư công

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh Nguyễn Đình Xuân cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt kết quả thấp, gặp nhiều khó khăn.

Hiện, tỉnh đang quyết liệt triển khai các giải pháp hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ đề ra: trong đó có việc yêu cầu 34 chủ đầu tư dự án cấp tỉnh rà soát khả năng giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đó, để hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2022, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các chủ đầu tư phân công rõ lãnh đạo đơn vị phụ trách từng dự án để trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến tiến độ thực hiện dự án làm căn cứ đánh giá kết quả thi đua và là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương tăng cường quản lý hiệu lực, hiệu quả đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất… tổ chức tuyên truyền cho người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của từng dự án, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo sự tin tưởng và đồng thuận của người dân trong việc thực hiện.

UBND tỉnh yêu cầu 34 chủ đầu tư dự án cấp tỉnh, đặc biệt là 5 chủ đầu tư đến nay chưa giải ngân rà soát thủ tục đầu tư, khả năng hoàn thành, khả năng giải ngân vốn đã phân bổ trong 6 tháng còn lại năm 2022 (yêu cầu đến 30/9/2022 giải ngân đạt 60%, đến 3/12/2022 đạt 90%, đến 31/01/2023 đạt 100% kế hoạch vốn đã giao) gửi văn bản về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề nghị điều chuyển nội bộ, hoặc trả vốn ngân sách tỉnh đề chuyển sang dự án khác.

Bắc Ninh yêu cầu 34 chủ đầu tư rà soát khả năng giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Bắc Ninh yêu cầu 34 chủ đầu tư rà soát khả năng giải ngân vốn đầu tư công. (Ảnh minh họa)

Đối với, các chủ dự án không có văn bản đề nghị điều chuyển sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả giải ngân năm 2022 nếu không đạt kế hoạch.

Ngoài ra, Bắc Ninh yêu cầu Thanh tra tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm…

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cho biết, ngay từ đầu năm, tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022, đẩy nhanh tiến độ phân bổ, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã ban hành kế hoạch và hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp điều hành nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công, góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Song song với đó, tỉnh Bắc Ninh đã sớm giao và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022. Theo đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh Bắc Ninh là 6.890 tỷ đồng.

Căn cứ tình hình thu chi ngân sách địa phương, HĐND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch đầu tư công năm 2022 của tỉnh Bắc Ninh với tổng số vốn là 9.254 tỷ đồng, bao gồm: nguồn vốn bổ sung từ ngân sách trung ương hơn 541 tỷ đồng; Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương gần 7.400 tỷ đồng và vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp dành để đầu tư hơn 87 tỷ đồng; đồng thời, tỉnh đã tiến hành giao vốn cho UBND cấp huyện và phân bổ trực tiếp cho các dự án.

Đánh giá kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Đình Xuân cho biết 6 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn1 các dự án đầu tư công cấp tỉnh và toàn tỉnh chậm, đạt tỷ lệ thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (tính đến 31/5/2021, giải ngân vốn toàn tỉnh đạt 36,74%).

Một số dự án, nhiệm vụ chi đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công từ đầu năm, tuy nhiên đến nay chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa thực hiện phân bổ vốn cho dự án. Ngoài ra, việc đền bù, giải phóng mặt bằng ở một số dự án vẫn gặp phải vướng mắc; tiến độ thi công và giải ngân còn chậm, một số dự án chưa thực hiện giải ngân vốn trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể, hết 30/6/2022, số vốn Bắc Ninh giải ngân được 1.803 tỷ đồng, đạt 26,1% so với kế hoạch vốn Chính phủ giao và bằng 19,4% so với kế hoạch vốn Hội đồng nhân dân tỉnh giao...

Đối với các dự án ngân sách tỉnh, 34 chủ đầu tư giải ngân được 527 tỷ đồng/3.127 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 16,6%; trong đó có 5 chủ đầu tư giải ngân đạt tỷ lệ 100%, 14 chủ đầu tư giải ngân đạt tỷ lệ từ 20 đến trên 60%, 15 chủ đầu tư giải ngân dưới 20%; trong đó, 5 chủ đầu tư giải ngân 0%./.


Các tin khác

Petrolimex có Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa quyết định bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển làm Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Người Việt đầu tiên thành Hiệu trưởng ở Nhật và mối nhân duyên với "nghiệp trồng người": "Mình có thể không phải người giỏi nhất, nhưng hãy luôn là người cố gắng nhất"

"Bước chân đến Nhật vào năm 18 tuổi, không sõi tiếng, không bạn bè, không người thân quen, thú thật tôi cũng nghĩ đến chuyện từ bỏ. Nhưng vì đó là ước mơ, cũng là lựa chọn duy nhất ở thời điểm bấy giờ nên có khó khăn cũng phải cắn răng bước tiếp" - anh Nguyễn Duy Anh nhớ lại hành trình vất vả đã qua.