Tài chính

Người Mỹ ngày càng ít có khả năng mua được nhà, cũng khó để thuê nhà chỉ vì 1 lý do

Giá thuê nhà đã tăng nhanh chóng trên khắp nước Mỹ gần như suốt thời kỳ đại dịch hoành hành. Các chuyên gia nhà ở cảnh báo rằng tình hình có thể tệ hơn khi có tác động từ một yếu tố bất ngờ: Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Ngân hàng trung ương tăng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế và kiềm chế lạm phát cũng đồng nghĩa với việc đẩy chi phí thế chấp lên cao, khiến việc mua nhà trở nên xa tầm với của nhiều người lần đầu tiên mua nhà.

Tiền thuê nhà tăng lên hàng nghìn USD

Mặc dù rất khó để xác định rõ quyết định của Fed sẽ gây ảnh hưởng đến nhu cầu thuê nhà lớn nhường nào hay kéo dài bao lâu nhưng trớ trêu thay, điều này có thể khiến ngân hàng trung ương gặp khó khăn hơn trong việc chống lại lạm phát trong thời gian tới.

Các chi phí liên quan đến tiền thuê nhà chiếm gần một phần ba trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vì vậy, bất cứ điều gì khiến cho chỉ số này tăng với tốc độ nhanh chóng bất thường đều có khả năng kéo dài lạm phát.

Giá của các hợp đồng thuê nhà mới đã tăng 14,1% trong năm tính đến tháng 6, theo Apartment List, một dịch vụ niêm yết căn hộ. Mặc dù con số này thấp hơn một chút so với mức tăng 17,5% trong suốt năm 2021, nhưng đây vẫn là một tốc độ tăng nhanh bất thường.

Nicole Bachaud, một nhà kinh tế tại trang web nhà ở Zillow, cho biết: "Nhiều người muốn ký lại hợp đồng thuê nhà nhận thấy rằng số tiền đó đang cao hơn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn USD so với tháng trước. Chúng ta sẽ tiếp tục thấy áp lực về giá thuê và mức độ ảnh hưởng của nó."

Gail Linsenbard là giảng viên triết học tại một trường cao đẳng ở Boulder, Colorado, chia sẻ nhà trong khu vực này đã trở nên đắt đỏ đến mức khiến bà phải chọn cách dạy học online trong khi sống ở nhà của những người bạn ở Cincinnati và New York.

Bà Linsenbard (62 tuổi) cho biết: "Giá thuê ở Boulder tăng vọt, vậy nên tôi không còn đủ khả năng để sống ở đó nữa." Bà cho biết rằng mình phải "chắt bóp" số tiền 36.000 USD kiếm được khi giảng 4 lớp mỗi học kỳ nhưng vẫn càng ngày càng không theo kịp với lạm phát. Dù có thể dựa vào mạng lưới bạn bè trên toàn quốc, tình hình cuộc sống của Linsenbard ít nhiều cũng bị gián đoạn.

 "Tôi muốn có nơi ở của riêng mình hơn," bà nói.

Cung không theo kịp cầu

Bên cạnh gánh nặng cho hàng triệu gia đình trên khắp nước Mỹ, giá thuê nhà tăng cao đã nổi lên như một vấn đề đặc biệt hóc búa đối với Fed. Trong khi nguồn cung gián đoạn do ảnh hưởng của Covid đã đẩy giá của các sản phẩm như ô tô và xe bus, giá thuê nhà cao hơn gần đây cho thấy một vấn đề đã kéo dài hàng chục năm ở nước Mỹ.

Nước Mỹ trong nhiều năm đã không thể xây đủ nhà ở. Nhu cầu về căn hộ và nhà cho thuê lại ngày càng tăng khi thế hệ millennial lớn lên và muốn rời xa vòng tay bố mẹ.

Đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng nhân khẩu học đó và đẩy nhanh nó. Sau khi ở yên trong nhà trong thời gian cách ly, mọi người có xu hướng tự tìm nơi ở cho riêng mình. Nhưng việc xây dựng căn hộ lại không thể theo kịp tiến độ. 

Các nhà xây dựng đã hoàn thiện căn hộ với tốc độ nhanh bất thường là 349.000 căn/năm vào đầu năm 2022, gấp khoảng 1,2 lần tốc độ trước đại dịch, dựa trên ước tính trong một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Nhà ở Liên hợp tại Harvard. Nhưng số lượng căn hộ có người ở đã tăng nhanh gấp hơn 2 lần.

Tỷ lệ còn trống để cho thuê của Mỹ giảm xuống do nguồn cung căn hộ phải khó bắt kịp với nhu cầu tăng vọt. Nhu cầu này đã ở mức cao kể từ những năm 1980 đến đầu năm 2022. Kết quả là kể từ mùa hè năm ngoái, giá thuê trên thị trường tăng đã dần dần ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát khi mọi người muốn gia hạn hợp đồng thuê nhà. 

Giảm tiền thuê nhà chỉ là hy vọng mong manh

Một số lượng lớn các căn hộ và chung cư mới đã bắt đầu được xây dựng kể từ khi đại dịch bắt đầu. Nhưng liệu điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ tăng lên?

Các toà nhà mới đang cần nhiều thời gian để hoàn thành trong bối cảnh thiếu hụt cả lao động và nguồn cung cần thiết để biến những bản vẽ thiết kế thành hiện thực. Không ai rõ khi nào những thách thức này mới có thể được giải quyết.

Thêm vào đó, hoạt động xây dựng các căn hộ và nhà ở mới đang nghiêng về phân khúc căn hộ cao cấp và sang trọng. Trong khi đó, cả nước đang thiếu khoảng 1,5 triệu căn hộ giá cả phải chăng và dành cho những người có thu nhập thấp hơn, theo một nghiên cứu về nhà ở của Harvard.

Nói tóm lại, vẫn chưa rõ nguồn cung sắp tới sẽ phù hợp với các khu vực đang bùng nổ nhu cầu như thế nào.

Theo các chuyên gia, khi mọi người cạnh tranh để có được số lượng căn hộ vẫn còn hạn chế, khó có khả năng giá thuê sẽ giảm xuống dưới mức đã đạt được vào năm ngoái. Giá thuê nhà sẽ chỉ có thể tăng chậm hơn so với hiện tại. Và khi chi phí nhân công và tiện ích mà chủ nhà phải chi trả tăng lên, giá thuê thậm chí còn có thể tiếp tục tăng nhanh hơn bình thường.

"Chúng ta có thể sẽ thấy mức tăng giá thuê vừa phải ở một mức độ nào đó," Jay Parsons, trưởng bộ phận kinh tế của RealPage cho biết. Nhưng ông cũng lưu ý rằng chi phí mà các chủ nhà phải chi trả đang tăng lên trong khi nhu cầu vẫn thế, đồng thời nói thêm rằng: "Tôi không nghĩ giá thuê sẽ phải chăng được như mọi người mong muốn."

Hạ nhiệt thị trường bằng cách tăng lương chậm

Và việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến tình hình hiện tại rối ren hơn. 

Khi lãi suất tăng, "nhiều người sẽ phải gia hạn hợp đồng thuê nhà. Có thể họ nghĩ rằng mình có đủ tiền để trả trước. Vì vậy, nhu cầu thuê sẽ tăng lên," Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng tại Hiệp hội Môi giới Quốc gia cho biết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại bởi những nỗ lực của Fed, tiền thuê nhà cũng có thể tăng chậm theo. Đó là khi mà mọi người chuyển đến ở với bạn cùng phòng hay gia đình, gây ảnh hưởng đến nhu cầu thuê nhà.

Igor Popov, chuyên gia kinh tế trưởng của Apartment List cho biết: "Điều có thể hạ nhiệt thị trường cho thuê chính là làm chậm lại tốc độ tăng lương." Nhưng quá trình chuyển đổi này cần thời gian. Hiện tại, tăng trưởng tiền lương vẫn mạnh trước khi tính đến lạm phát.

Trong khi đó, nguồn cung nhà cho thuê vốn đã hạn chế có thể bị giảm tiếp trong những tháng và năm tới khi các động thái điều chỉnh lãi suất của Fed đẩy chi phí tài chính lên cao và cản trở các nhà phát triển. Ngân hàng trung ương đã bắt đầu tăng lãi suất từ ​​gần 0 vào tháng 3 và dự kiến ​​sẽ nâng lãi suất lên gần 3,5% vào cuối năm nay.

Việc xây dựng nhà mới đã giảm tốc nhanh chóng khi chi phí đi vay tăng cao, giảm 14,4% trong tháng 5 xuống mức thấp nhất trong hơn một năm. Dữ liệu ban đầu cho thấy việc xây dựng căn hộ cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Tham khảo NYT

Các tin khác

Giá nhà tiếp tục tăng

Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đà phục hồi nhưng diễn biến chậm, chưa có đột phá. Giá cả có thể tăng nhẹ ở một số phân khúc do có sự điều tiết của bảng giá đất mới nhưng sẽ không có biến động mạnh.

Petrolimex có Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa quyết định bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển làm Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Casino duy nhất trên sàn chứng khoán đổi chủ?

Trên giấy tờ, nhóm cổ đông ngoại vẫn nắm chi phối RIC khi sở hữu đến 52,49% vốn công ty. Tuy vậy, nhiều khả năng tỷ lệ này chỉ mang tính chất danh nghĩa khi các tờ trình bầu 4 nhân sự của nhóm chủ mới đều được thông qua với tỷ lệ hơn 99%.