Xã hội

Ba năm tới, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành kết luận 39 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

Ba năm tới, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ - 1

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng

Theo đó, sau 15 năm thực hiện đề án 165 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã đạt được kết quả tích cực, hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, Bộ Chính trị chủ trương tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong giai đoạn mới.

Trong đó thực hiện điểm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài với nội dung, chương trình bồi dưỡng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm để vừa cập nhật kiến thức, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, vừa nâng cao năng lực và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Đồng thời góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao.

Mục tiêu được Bộ Chính trị đưa ra là giai đoạn từ nay đến năm 2025 mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ gồm bồi dưỡng trung hạn khoảng 40 cán bộ; bồi dưỡng ngắn hạn 250 cán bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ 120 cán bộ.

Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ, gồm bồi dưỡng trung hạn khoảng 50 cán bộ; bồi dưỡng ngắn hạn khoảng 300 cán bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ khoảng 150 cán bộ.

Nội dung bồi dưỡng vào các nhóm chính gồm: tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chính sách phát triển bền vững, kinh tế, khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xây dựng pháp luật và hoạt động tư pháp; kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Về hình thức, đối tượng bồi dưỡng gồm bồi dưỡng ngắn hạn (khoảng 2 tuần), tổ chức theo đoàn, mỗi đoàn khoảng 15 - 20 cán bộ có vị trí lãnh đạo, quản lý và lĩnh vực công tác tương đồng ở trung ương và địa phương.

Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương.

Bồi dưỡng trung hạn (khoảng 3 tháng), học trực tiếp bằng ngoại ngữ đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương; cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương đương trở lên ở địa phương.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ thời gian khoảng 4 tháng trong nước và 4 tháng ở nước ngoài. Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức tổ chức bồi dưỡng thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm cán bộ khác nhau.

Chương trình bồi dưỡng phải kết hợp giữa học tập và khảo sát thực tế, bổ sung được kiến thức mới, kỹ năng lãnh đạo, quản lý hiện đại, trong đó có làm việc, trao đổi với đảng cầm quyền, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các tổ chức quần chúng... của các nước sở tại.

Kết hợp linh hoạt phương thức bồi dưỡng trực tiếp với trực tuyến tùy theo điều kiện thực tế.

Cạnh đó rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về tổ chức, hoạt động, đối tượng, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, công tác quản lý đề án, quản lý và bảo vệ cán bộ khi bồi dưỡng ở nước ngoài phù hợp giai đoạn mới...

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Nga dừng cung cấp khí đốt cho quốc gia Baltic

Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga hôm 30-7 thông báo cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Latvia, quốc gia ở vùng Baltic, do không thanh toán bằng đồng rúp.

Chuyên gia nhân sự bật mí 4 bước trị dứt điểm căn bệnh "thiếu lửa" và "an phận" của nhân viên có thâm niên

Lương thưởng cao, phúc lợi tốt vốn là những đặc quyền doanh nghiệp ưu ái cho nhân viên lâu năm nhưng điều này vẫn chưa đủ để họ tiếp tục hăng hái. Câu chuyện làm thế nào để "thổi bùng" ngọn lửa nhiệt huyết trong một bộ phận nhân viên có thâm niên đang là băn khoăn của nhiều doanh nghiệp.