
Từ đầu tháng 8 âm lịch hàng năm, đoàn thanh niên tại thôn Cao Hạ (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại lập đội múa lân gồm khoảng 20 thanh niên để cùng nhau biểu diễn những tiết mục múa đuốc, thổi lửa vô cùng độc đáo chào mừng Tết Trung thu

Người đội trưởng của đoàn múa lân sẽ kêu gọi thanh niên làng tham gia, tập luyện... vào khoảng hơn 1 tuần trước ngày Trung thu. Các thành viên mới sẽ tham gia tập luyện dưới sự chỉ dạy của những người đã có kinh nghiệm, sau đó đội sẽ biểu diễn liên tục trong 3 ngày phục vụ dân làng

Khoảng 20h00 đêm Trung thu, khi tiếng trống vang lên từ ngoài đầu làng, người lớn, trẻ con lại tụ tập về đây để xem đoàn múa sư tử biểu diễn

Những tiết mục múa lân, múa lửa, phun lửa... khiến hàng trăm người không thể rời mắt


Múa lân là trò chơi dân gian không thể thiếu trong ngày này. Đây cũng là trò mà các em nhỏ chờ đợi nhất mỗi dịp Tết Trung thu

Không chỉ mang đến những điệu múa đặc sắc, múa lân còn có ý nghĩa cầu bình an, hạnh phúc và mùa màng bội thu cho tất cả nhân dân

Trò chơi múa lân là có một đội người đầu đội lân. Chiếc đầu lân này thường làm bằng những họa tiết sặc sỡ và làm bằng vải. Đằng sau đầu lân sẽ có người cầm đuôi lân. Những thành viên bên ngoài sẽ cầm đuốc biểu diễn giống như đang "đánh nhau" với lân theo nhịp trống tạo nên hình ảnh rất hấp dẫn, mang đậm văn hoá của ngày Tết Trung thu



Hấp dẫn nhất có lẽ vẫn là phần phun lửa. Để có những bài phun lửa đẹp, các thành viên trong đoàn đã tập đi, tập lại từ rất nhiều ngày

Thông thường, màn diễu kéo dài khoảng 3 tiếng, đi đầu là đoàn múa đuốc sau đó là nhóm múa sư tử, mâm cỗ trung thu, ảnh bác Hồ...

Đoàn múa lân sẽ đi quanh làng và dừng lại ở những điểm như đình, chùa hoặc những điểm đủ không gian để biểu diễn cho người dân thưởng thức

Giữa đêm tối, những màn thổi lửa khiến cả con đường trong thôn trở nên sáng rực

...ai nấy cũng đều thấm mệt

Đó chính là nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây