Kinh doanh

5 vấn đề trước mức thuế 46% Mỹ công bố với hàng Việt

Tóm tắt:
  • 46% thuế quan Mỹ áp lên hàng hóa Việt Nam là mức rất cao, chưa từng có trong các kịch bản ứng phó trước đây.
  • Thời gian chuẩn bị rất gấp rút, chỉ có một tuần sau khi công bố sắc lệnh.
  • Mỹ là thị trường tiêu thụ chính của hàng hóa giá trị cao từ Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
  • Thay đổi thuế suất có thể làm giảm cầu đối với nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực.
  • Dòng vốn FDI sẽ chịu tác động lớn, có thể giảm đầu tư và thay đổi cấu trúc sản xuất tại Việt Nam.

Tại tọa đàm "Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ" do Báo Tiền Phong tổ chức sáng 8/4, Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc - chia sẻ 5 vấn đề trước mức thuế Mỹ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46%.

Thứ nhất, theo Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành 46% là mức thuế suất rất cao, đây là mức thuế không tưởng trong bất kỳ kịch bản ứng phó nào với mức thuế quan của Mỹ kể từ khi ông Trump đắc cử.

Vấn đề thứ hai là thời gian gấp, chúng ta không có thời gian để chuẩn bị. "Ông Trump thường nói gì sẽ làm cái đấy, chiến thuật của ông Trump thường làm rất nhanh, thường chỉ trong khoảng 6 tháng.

"Trước đó, Mỹ có lộ trình bắt đầu áp thuế với Trung Quốc trong 1 năm rưỡi kể từ khi có thông báo đến lúc thực hiện thì lần đấy Trung Quốc còn có thời gian để chuẩn bị. Trong khi đó, lần này xảy ra với nhiều nước nhưng bắt đầu thực hiện chỉ trong 1 tuần kể từ khi có sắc lệnh đến lúc thực hiện, đây là điều chưa có tiền lệ", Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành nói.

5 vấn đề trước mức thuế 46% Mỹ công bố với hàng Việt ảnh 1

Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc chia sẻ tại toạ đàm.

Thứ ba, theo Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Mỹ là một thị trường tiêu thụ chủ chốt các hàng hoá của Việt Nam, chủ yếu là các mặt hàng chủ chốt, đặc biệt những mặt hàng có giá trị gia tăng cao nhất. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các ngành hàng mà nhìn chung còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư là mức độ quan trọng của thị trường Mỹ và phần nghiêm trọng của sự thay đổi thuế suất.

"5 nhóm hàng chủ lực mà chúng ta đã tính đến việc xuất khẩu sang Mỹ mà bị ảnh hưởng nặng nhất thì chúng tôi thấy rằng có ít nhất là 4 trong 5 nhóm hàng đó độ biến động về cung cầu rất lớn. Tức là chỉ một thay đổi nhỏ về giá cũng có thể dẫn tới những thay đổi lớn về cầu, giá tăng thì cầu sẽ giảm vì bản chất đó là những nhóm hàng có độ co kéo chặt chẽ để giảm lợi nhuận biên cho doanh nghiệp. Cho nên không tính đến việc thay đổi thuế suất đến 46% mà chỉ cần một thay đổi nhỏ đã có thể dẫn đến thay đổi về cầu" - ông Thành phân tích.

Thứ 5, khi lùi xa để nhìn tác động của thương chiến Mỹ - Trung cả ngắn hạn và trung hạn, cái lo ngại nhất của thuế quan là không chỉ là suy giảm về GDP, tăng trưởng việc làm hay thu nhập. Mỹ là đầu tàu của chuỗi giá trị, của toàn bộ chuỗi cung ứng nên tác động đáng lo ngại nhất không nằm ở thương mại mà nằm ở sự thay đổi toàn bộ cấu trúc của nền kinh tế đó ở đằng sau.

Từ phân tích trên, Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành lưu ý, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất kỳ thị trường nào đều nhắm xuất khẩu đến Mỹ, họ vừa tận dụng chi phí thấp của các nước bản địa để xuất đi Mỹ chứ không nhắm đến thị trường bản địa. Tác động đầu tiên là đến dòng vốn FDI trực tiếp, khi dòng vốn thay đổi trực tiếp thì sẽ có sự rút lui của dòng công nghệ, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự nâng cấp ngành và chất lượng của tăng trưởng. Nếu mức thuế quan cao thì về cơ bản dòng vốn sẽ đảo chiều.

Lần này, trong tuyên bố ông Trump sử dụng thêm 2 công cụ. Ngoài áp mức thuế quan mới thì việc hạ thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước xuống, có thể hạ xuống 15%, tức là thấp hơn cả của chúng ta. Về cơ bản dẫn đến hệ quả là công nghệ sẽ không đi ra bên ngoài mà sẽ về Mỹ sản xuất. Không còn khái niệm phương Đông sản xuất mà phương Tây tiêu thụ nữa. Đấy là sự tái cấu trúc thay đổi sâu sắc. Thuế quan không chỉ thay đổi dòng chảy của chuỗi cung ứng mà còn thay đổi dòng FDI.

Từ các vấn đề tác động, cơ cấu kinh tế Việt Nam còn bộc lộ một số điểm như chúng ta làm kinh tế phụ thuộc vào cầu bên ngoài nhiều hơn cầu nội địa. Nếu làm kinh tế chỉ trông chờ vào cầu bên ngoài thì là một hạn chế lớn. Cầu nội địa của chúng ta quá nhỏ so với bất cứ ngành sản xuất nào ở trong nước.

"Cơ cấu hàng xuất khẩu chậm. Từ 2017 thuế xuất Mỹ áp với Trung Quốc cũng chủ yếu là những ngành có độ co giãn lớn. Lúc đó Trung Quốc thay vì tập trung vào nhóm ngành bị áp thuế cao thì còn làm song song tập trung chủ lực mới là ngành bị đánh thuế thấp hơn. Điều đó cho thấy rằng cần linh động trong nhóm hàng chủ lực", Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành nhận định.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Đồng nhân dân tệ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2023

Trung Quốc dường như đang nới lỏng kiểm soát đồng nhân dân tệ trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, đặc biệt là cuộc đối đầu về thuế quan với Mỹ. Đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2023, đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược của Bắc Kinh trong việc duy trì ổn định tài chính và hỗ trợ xuất khẩu.

Nam bệnh nhân đột quỵ hiến tạng cứu 7 người được sống

Nhập viện trong tình trạng nguy kịch với chẩn đoán đột quỵ do xuất huyết não diện rộng, dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân bị chết não. Nén lại đau thương, gia đình đã hiến tạng bệnh nhân giúp 7 người khác đang trong cơn nguy kịch được cứu sống.