1. Móng chân trở nên dày, màu vàng hoặc nâu

Móng chân dày, vàng.
Móng chân dày lên, chuyển sang màu vàng hoặc nâu nhạt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm móng chân. Khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển, móng có thể trở nên trắng bệch, đục.
Nấm móng chân là vấn đề phổ biến, thường không gây đau nhưng việc bỏ qua nó có thể khiến sức khỏe móng xấu đi. Trong trường hợp nghiêm trọng, móng có thể nứt, gãy hoặc bong ra khỏi nền và gây nhiễm trùng thứ phát xung quanh móng.
Phòng ngừa nấm bằng cách giữ cho bàn chân sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt ở không gian chung như phòng tắm công cộng. Thường xuyên cắt móng chân, đầu tư giày chất lượng giúp bàn chân luôn thông thoáng, thoải mái.
2. Móng chân vểnh
Móng chân vểnh.
Móng chân vểnh thường liên quan các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, phổi, rối loạn tiêu hóa hoặc ung thư, dù nó cũng có thể di truyền.
Đầu móng có thể sưng lên và chuyển sang màu đỏ. Đây thường là phản ứng với mức oxy trong máu thấp hoặc các bất thường khác. Nếu nhận thấy tình trạng móng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ. Có thể cần xét nghiệm thêm, đặc biệt với tình trạng tiềm ẩn như ung thư phổi.
3. Móng chân lõm
Móng chân lõm hoặc hình thìa có thể báo hiệu tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Điều này nghĩa là cơ thể bạn không sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, dẫn đến mệt mỏi và yếu ớt. Nếu móng tay cũng trông giống chiếc thìa nhỏ, đã đến lúc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cần tăng lượng sắt hấp thụ.
Ngoài việc bị lõm, thiếu máu cũng có thể khiến móng chân trở nên trắng và giòn. Đặc biệt, thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến móng nhợt nhạt và dễ gãy. Nếu nhận thấy những thay đổi này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và điều trị phù hợp.
4. Móng chân màu xanh hoặc tím
Móng chân tím.
Nếu móng chân chuyển sang màu xanh hoặc tím, đó thường là dấu hiệu cho thấy máu không cung cấp đủ oxy cho các chi - tình trạng được gọi là chứng xanh tím. Tình trạng này có thể là kết quả của nhiều vấn đề, gồm các bệnh về tim và phổi. Trong một số trường hợp, tiếp xúc nhiệt độ lạnh có thể gây ra tình trạng đổi màu xanh tạm thời do lưu lượng máu giảm. Tuy nhiên, móng chân xanh cần được đánh giá y tế để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Ngoài ra, móng chân xanh đôi khi có thể là dấu hiệu của tình trạng ngộ độc, đặc biệt là tiếp xúc các chất độc hại như xyanua hoặc kim loại nặng.
5. Ngón chân đỏ, sưng
Nếu ngón chân đỏ, sưng và đau quanh móng, bạn có thể đang đối mặt tình trạng móng chân mọc ngược. Do đó, cần đánh giá tình trạng sức khỏe kịp thời ở các đơn vị chăm sóc y tế.