Sức khỏe

4 kiểu tập luyện làm tổn thương cơ thể cần tránh

Tóm tắt:
  • Tập luyện đều đặn tốt cho sức khỏe não bộ và tim mạch.
  • Tránh tập quá sức hoặc khi đang ốm để tránh tổn thương.
  • Chóng mặt hoặc đau nhức là dấu hiệu cảnh báo cần nghỉ ngơi hoặc gặp bác sĩ.
  • Tập trong thời tiết quá nóng dễ gây say nắng hoặc kiệt sức.
  • Tập đúng cách giúp giảm nguy cơ chấn thương và bảo vệ sức khỏe.

Dù tập thể dục có nhiều lợi ích nhưng tập không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Do đó, mọi người cần tránh những cách tập luyện sau:

4 kiểu tập luyện làm tổn thương cơ thể cần tránh - Ảnh 1.

Nâng tạ khi cơ thể không khỏe sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương

ẢNH: AI

Nâng tạ khi không khỏe

Duy trì lịch tập đều đặn là thói quen tốt. Thế nhưng, nếu đang bị bệnh, đặc biệt là với các triệu chứng như sốt, đau nhức toàn thân hoặc mệt mỏi, thì cần tạm ngưng tập. Nâng tạ khi cơ thể đang suy yếu có thể làm tổn thương hệ miễn dịch và khiến bệnh nặng hơn, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).

Hiệp hội Y học Thể thao Mỹ khuyến nghị quy tắc với tên gọi vùng cổ trở lên. Quy tắc này có nghĩa là nếu chỉ bị sổ mũi, đau họng nhẹ thì có thể tập nhẹ nhàng. Nhưng nếu triệu chứng nằm từ cổ trở xuống như mệt mỏi toàn thân thì hãy nghỉ ngơi. Tập tạ trong lúc bị bệnh dễ dẫn đến tập sai kỹ thuật và chấn thương do mất tập trung.

Choáng váng trước và sau khi tập

Cảm giác choáng váng, chóng mặt trong hoặc sau khi tập là dấu hiệu cảnh báo không được bỏ qua. Trong một số trường hợp, đây có khả năng là biểu hiện của mất nước, hạ đường huyết, thậm chí là các vấn đề tim mạch.

Trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết chóng mặt xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có mất cân bằng điện giải, tập luyện quá sức hoặc thiếu dinh dưỡng. Nếu cố gắng tiếp tục trong tình trạng này, người tập dễ bị ngã, chấn thương hoặc bất tỉnh.

Để phòng tránh, các chuyên gia khuyến cáo cần uống đủ nước, ăn nhẹ trước khi tập và khởi động đúng cách. Nếu cảm thấy chóng mặt thì nên nghỉ ngơi ngay và đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài.

Đau nhức khi tập luyện

Cảm giác khó chịu do đau nhức khi do tập luyện là điều bình thường. Thế nhưng, đau nhức nghiêm trọng lại là chuyện khác. Nếu người tập cảm thấy đau nhói, đau kéo dài hoặc đau tập trung tại một điểm nhất định trong khi tập thì đó có thể là dấu hiệu của chấn thương như bong gân, rách cơ hoặc viêm gân.

Theo Viện Quốc gia về Viêm khớp và Bệnh về Cơ xương Mỹ (NIAMS), việc cố gắng tập trong khi bị đau là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương mạn tính. Điều này có thể khiến bạn phải nghỉ tập lâu dài hoặc phải điều trị chuyên sâu.

Tập trong thời tiết quá nóng

Tập ngoài trời khi nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm quá lớn có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm, chẳng hạn say nắng hoặc kiệt sức vì nhiệt. Vì khi nhiệt độ ngoài trời trên 32°C, cơ thể khó điều hòa nhiệt độ, đặc biệt nếu bạn đang tập cường độ cao. Do đó, mọi người cần tránh tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng, theo Livestrong.

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Bức ảnh nụ cười ngạo nghễ của người phụ nữ với bàn tay bị đốt hơn 50 năm trước gây xúc động: Khi lòng yêu nước vượt qua mọi đau đớn, đòn thù!

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bà Phùng Ngọc Anh bị thẩm vấn với đôi tay bị thương và gương mặt đầy cương nghị đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường và bất khuất của phụ nữ Việt Nam. Bức ảnh mất tới 40 năm, đi hơn nửa vòng trái đất để cuối cùng đến tay người phụ nữ đặc biệt này.