Phong cách sống

4 cô gái trẻ chia sẻ bài học "xương máu" khi quản lý chi tiêu

Không thể quản lý tài chính, lương quá thấp tự nuôi sống bản thân cũng là một vấn đề hay câu chuyện quản lý tài chính là vấn đề của người giàu,... là những lý do người trẻ thường nói để giải thích cho chi tiêu chưa được hợp lý của mình. Điều đó không giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến nó thêm tồi tệ hơn.

Quản lý tài chính vốn không phải là sự lựa chọn theo sở thích của cá nhân cũng không phải là khả năng bẩm sinh, và nó đương nhiên không được thực hiện một cách ngẫu nhiên rồi. Trên thực tế, không ai khi sinh ra đã là "cao thủ tài chính" mà khả năng chính là đến từ sự tích lũy học hỏi và trải nghiệm thực tế.

Và kỹ năng đầu tiên các bạn trẻ chia sẻ đó là học sửa sai. Họ đều thống nhất quan điểm rằng cần sửa chữa những quan niệm sai lầm về quản lý tài chính và từ từ điều chỉnh cho hợp lý hơn.

01. Coi thường tiền bạc vụn vặt

4 cô gái trẻ chia sẻ bài học xương máu khi quản lý chi tiêu - Ảnh 1.

Kiều Nhung (23 tuổi, làm công việc marketing tại Hà Nội). Ảnh: NVCC.


Kiều Nhung (23 tuổi, làm công việc marketing tại Hà Nội) vừa tốt nghiệp Đại học và mới đi làm được một năm. Trong mắt cô, "quản lý tài chính" là điều quá xa vời và chẳng liên quan gì đến mình. Bởi vì Nhung có mức lương dao động từ 10 - 12 triệu/tháng. Trong khi đó, Nhung phải chi trả cho rất nhiều chi phí bao gồm ăn uống, xăng xe, tiền thuê nhà, tiền mua quần áo phù hợp với công việc. Số tiền này trong một số tháng còn tiêu không đủ, cô vẫn phải xin thêm "tài trợ" từ bố mẹ.

" Có những ngày tôi tiêu hết tiền lương khi mới chỉ giữa tháng ". Nhung nghĩ rằng không cần phải quản lý tiền bạc nếu mức lương còn thấp. " Thế nhưng tôi không biết rằng một yếu tố quan trọng của quản lý tài chính là giúp làm chủ tình hình tài chính của chính mình, để có thể tự tin và bình tĩnh đối mặt với mọi vấn đề. Vì vậy, dù chưa có tiền tôi vẫn nên có ý thức để tiết kiệm hay đầu tư. Còn nếu muốn là "người độc lập về tài chính", trước hết tôi cũng phải hình thành và trau dồi nhận thức về tài chính của bản thân".

Việc quản lý tài chính sơ bộ nhất Nhung bắt đầu từ ghi chép chi tiêu. Nhung lập sổ ghi chép chi tiêu điện tử, ghi chép chi tiết thu nhập hàng tháng và các khoản chi tiêu khác nhau trong cuộc sống, đồng thời ghi lại khoản cha mẹ đã trợ giúp. Sau tất cả các số liệu thống kê, Nhung đã có thể thấy rõ tình hình tài chính của mình.

Bởi biết mình đã kiếm được bao nhiêu, Nhung cũng có thể biết được tiền đang đi đâu, nếu tinh ý hơn, còn phân tích được mức độ "chi tiêu cần thiết" và "chi phí không cần thiết" của mỗi tháng là bao nhiêu và tính toán cơ bản những thứ cần cắt giảm.

02. Chỉ biết tiết kiệm tiền

4 cô gái trẻ chia sẻ bài học xương máu khi quản lý chi tiêu - Ảnh 2.

Oanh Nguyễn hiện đang là giáo viên dạy cấp 1 cho trường Tiểu học quốc tế. Ảnh: NVCC.


Oanh Nguyễn là một cô gái tuyệt vời trong mắt mọi người. Oanh học hành chăm chỉ để trở thành 1 giáo viên dạy cấp 1 tại trường quốc tế tại Hà Nội, luôn cống hiến và có kế hoạch cho mọi việc. Về việc quản lý tài chính cá nhân, Oanh cũng sớm đã biết đến. Oanh đã bắt đầu quản lý tiền mừng tuổi của mình khi còn học cấp 2.

Tới hiện tại khi đi làm, Oanh còn gửi tiết kiệm 1/3 thu nhập mỗi tháng. Nhìn thấy con số tiền gửi tăng lên, Oanh lẽ ra nên có tâm trạng tốt nhưng cô vẫn chưa thể vui được. Bởi lẽ, một người bạn của Oanh nói rằng: "Đừng tiết kiệm tiền, đó không phải là quản lý tài chính. Quản lý tài chính là khi tiền phải sinh ra tiền".

Là vậy sao? Hóa ra lâu nay Oanh bận rộn và thắt chặt chi tiêu mà vẫn chưa bước vào việc quản lý tài chính đúng cách. Điều đó khiến Oanh cảm thấy chán nản. Bởi hiện tại khi giá cả leo thang cô mới phát hiện ra rằng, tiết kiệm tiền sẽ bị lạm phát ăn mòn.

Oanh biết tính toán chi tiêu, cố gắng có một khoản tiền tiết kiệm nhất định. Bởi tiết kiệm vẫn là một phần cơ bản và quan trọng trong quản lý tài chính bởi mọi khoản đầu tư đều cần có sự tích lũy vốn. Tuy nhiên, nếu cho rằng quản lý tài chính là tiết kiệm tiền thì quá đơn giản và phiến diện.

" Khi nghĩ về nó, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chỉ có thể tiết kiệm tiền? Tôi sẽ giống như mẹ, bà của mình, cầm trên tay cuốn sổ ngân hàng mà suốt ngày lo lắng về lạm phát, mất giá? Tiết kiệm tiền là chưa đủ, người giỏi tích lũy của cải cần phải tiến thêm một bước nữa là để tiền sinh ra tiền.

Tôi đang nghiên cứu về quỹ đầu tư, vì nghĩ rằng đó là cách dễ nhất để thử. Tôi có thể chuyển khoản tiền gửi cố định hàng tháng của mình thành khoản đầu tư cố định vào quỹ. Sau một năm, nếu có thể thấy sự khác biệt giữa "đầu tư" và "tiết kiệm" thì thật là tuyệt vời ", Oanh chia sẻ.

03. Cứ nghĩ đồng tiền tốt nhất là "tiêu vào chính mình"

4 cô gái trẻ chia sẻ bài học xương máu khi quản lý chi tiêu - Ảnh 3.

Thảo Ly (phiên dịch viên tiếng Trung, hiện đang sống tại Hà Nội, 25 tuổi). Ảnh: NVCC.


Thảo Ly (phiên dịch viên tiếng Trung, hiện đang sống tại Hà Nội, 25 tuổi) có khoản thu nhập khá tốt. Khi bố mẹ luôn nhắc nhở Ly việc quản lý tài chính và tiết kiệm là tốt nhưng cô chưa giỏi trong việc này. Số tiền Ly kiếm được chủ yếu sử dụng cho việc tiêu dùng, du lịch.

Bởi Ly nghĩ, việc tiêu tiền tốt và hiệu quả nhất là tiêu vào chính mình. Nên cô chọn sử dụng tiền của mình để mua quần áo, giày dép, chi tiêu vào trải nghiệm như đi du lịch chẳng hạn.

Đầu tư vào bản thân quả thực là một trong những khoản chi tiêu có giá trị nhất, nhưng Ly lại không nhận ra rằng chính xác là “chi tiêu vào bản thân” là gì và nên bỏ ra bao nhiêu để “chi tiêu vào bản thân”. Đây là điều đáng được cân nhắc kỹ lưỡng.

Định nghĩa đơn giản về việc đầu tư vào bản thân sẽ giống như Ly là chi tiêu về việc ăn mặc và nuông chiều bản thân. Ở độ tuổi thanh xuân, việc thích ăn diện là điều dễ hiểu. Nhưng không thể lấy “chi tiêu” làm cái cớ, chứ đừng nói là tiêu hết tiền vào đó.

Sau khi xem xét về việc chi tiêu quá nhiều vào "tiêu sản" Ly nhận ra việc “đầu tư vào bản thân” chỉ nên chiếm khoảng 25% thu nhập là phù hợp. Đầu tư vào bản thân cũng bao gồm cả việc nâng cao khả năng kiến thức và trình độ, chẳng hạn như học lên cao hơn, thi lấy chứng chỉ phục vụ cho việc thăng tiến trong công việc, phát triển một số sở thích cá nhân như cắm hoa, khiêu vũ, học đàn,... Nói ngắn gọn, Ly vẫn có thể cải thiện khả năng của mình và gia tăng giá trị của bản thân thì mới được coi là một khoản đầu tư thành công.

Tất nhiên, mua quần áo phù hợp với nghề nghiệp và giữ gìn làn da cũng là một khoản tự đầu tư cần thiết, nhưng Ly sẽ chú ý kiểm soát mức độ, không biến “đầu tư” thành “mua sắm”.

04. Chạy theo xu hướng một cách mù quáng, người khác mua cái gì thì mình học theo

4 cô gái trẻ chia sẻ bài học xương máu khi quản lý chi tiêu - Ảnh 4.

Hương Nguyễn có ý thức về quản lý tài chính và gia tăng thu nhập nhưng cách làm lại chưa thực sự hợp lý. Ảnh minh họa.


Hương Nguyễn là một người trẻ có ý thức đầu tư. Ngay từ đầu, cô đã biết muốn giàu có chỉ có thể dựa vào đầu tư, chỉ tiết kiệm là không đủ. Nhưng Hương lại không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, nên cô sẽ đầu tư bất cứ thứ gì người khác đầu tư.

Ví dụ, Hương từng mua cổ phiếu vì thấy sếp của mình mua, đầu tư vào trái phiếu theo chú, gửi tiền cho bạn học vì muốn khởi nghiệp mở cửa hàng trực tuyến với ước mơ đầu tư nhỏ để trở thành cổ đông. Nhưng tất cả những khoản đầu tư này cho đến nay đều thất bại. Cổ phiếu lao dốc, thất thoát ngoại hối, cửa hàng bán trực tuyến dính vào thời điểm dịch bệnh nên cũng không có lãi.

Bài học của Hương là: Quản lý tài chính không nên áp dụng một cách rập khuôn từ người khác. " Tôi không biết cách dùng tiền của mình sinh lời cho tốt. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng vì sợ mất giá thì tôi đầu tư và tìm cách học hỏi từ những người khác. Ý kiến này ban đầu khá đúng, nhưng học như thế nào là cả một vấn đề. Không có suy nghĩ chín chắn trong hành vi quản lý tài chính và không xem xét tình hình kinh tế của bản thân, việc “đầu tư ăn theo” thuần túy có thể có tỷ lệ thất bại cao ", Hương nhận ra.

Ý thức đầu tư và mong muốn đầu tư là điều tốt, và việc cần làm tiếp theo là thành thạo các kỹ năng đầu tư. Việc đầu tư để tiền đẻ ra tiền là tốt nhưng đừng vội thử nếu chưa có kỹ năng, trước hết phải hiểu rõ về những dự án đầu tư và nắm vững kỹ năng đầu tư.

Hãy nhớ: Quản lý tài chính càng sớm càng tốt nhưng cần cẩn thận!

Việc quản lý tài chính không bao giờ là muộn. Bạn đừng coi thường tiền bạc vụn vặt, đừng tưởng tượng giàu lên trong một sớm một chiều, hãy sống trong khả năng của mình, sống cuộc sống của chính mình, đừng chạy theo xu hướng và tìm cách quản lý tài chính phù hợp với bản thân.

Lý do rất đơn giản, chúng ta đều hiểu rằng mấu chốt là phải hành động. Đầu tư nói thì dễ hơn làm, và một khi bạn làm điều đó, bạn sẽ có lợi rất lớn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm