Kỹ năng sống

30 năm sưu tầm hiện vật ngành đường sắt Việt Nam

Bộ sưu tập gồm hàng nghìn hiện vật lớn nhỏ được trưng bày tại khu vực phòng khách của gia đình ông Đặng Anh Tuấn.

Ông Tuấn cho biết gia đình trước đây sống gần Sở hỏa xa Nha Trang (Ga Nha Trang hiện nay), mẹ làm trong ngành đường sắt nên từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với các đầu máy hơi nước.

Năm 1975, sau khi đi học tại TP HCM ông trở về Nha Trang làm phụ lái tuyến Nha Trang – Tuy Hòa. Ba năm sau ông về làm công tác kỹ thuật tại công xưởng đầu máy Nha Trang.

“Vì yêu thích lịch sử ngành đường sắt Việt Nam, tôi nhặt nhạnh, mua lại những hiện vật đã bỏ đi, dần dần trở thành một gia tài lớn”, ông Tuấn nói

Bộ sưu tập gồm hàng nghìn hiện vật lớn nhỏ được trưng bày tại khu vực phòng khách của gia đình ông Đặng Anh Tuấn.

Ông Tuấn cho biết gia đình trước đây sống gần Sở hỏa xa Nha Trang (Ga Nha Trang hiện nay), mẹ làm trong ngành đường sắt nên từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với các đầu máy hơi nước.

Năm 1975, sau khi đi học tại TP HCM ông trở về Nha Trang làm phụ lái tuyến Nha Trang – Tuy Hòa. Ba năm sau ông về làm công tác kỹ thuật tại công xưởng đầu máy Nha Trang.

“Vì yêu thích lịch sử ngành đường sắt Việt Nam, tôi nhặt nhạnh, mua lại những hiện vật đã bỏ đi, dần dần trở thành một gia tài lớn”, ông Tuấn nói

Bộ sưu tập của ông khá đa dạng, có những hiện vật kích thước, trọng lượng lớn ví dụ như logo đầu máy xe lửa và có những thứ rất nhỏ ví dụ tem thư hay vé tàu qua các thời kỳ.

Trong ảnh là những logo đầu máy như Hỏa xa Việt Nam (hình chiếc khiên) hay logo đầu máy xe lửa hơi nước Fives Lille chế tạo năm 1949 tại Pháp và được sử dụng tại Việt Nam, ông Tuấn mua lại từ những người bạn ở Hà Nội.

Bộ sưu tập của ông khá đa dạng, có những hiện vật kích thước, trọng lượng lớn ví dụ như logo đầu máy xe lửa và có những thứ rất nhỏ ví dụ tem thư hay vé tàu qua các thời kỳ.

Trong ảnh là những logo đầu máy như Hỏa xa Việt Nam (hình chiếc khiên) hay logo đầu máy xe lửa hơi nước Fives Lille chế tạo năm 1949 tại Pháp và được sử dụng tại Việt Nam, ông Tuấn mua lại từ những người bạn ở Hà Nội.

Bộ sưu tập huy hiệu của cá nhân ông do lãnh đạo ngành đường sắt, đại diện UNESCO tặng. "Mỗi một kỷ vật gắn liền với một kỷ niệm của tôi, qua từng giai đoạn công việc", ông Tuấn nói.

Bộ sưu tập huy hiệu của cá nhân ông do lãnh đạo ngành đường sắt, đại diện UNESCO tặng. "Mỗi một kỷ vật gắn liền với một kỷ niệm của tôi, qua từng giai đoạn công việc", ông Tuấn nói.

Một huy hiệu về ngành đường sắt làm bằng vàng 14K là quà tặng từ một người bạn, một người thầy làm ngành đường sắt Việt Nam.

Một huy hiệu về ngành đường sắt làm bằng vàng 14K là quà tặng từ một người bạn, một người thầy làm ngành đường sắt Việt Nam.

Chiếc búa gắn liền với công việc ông Tuấn thời trẻ, dùng để kiểm tra máy móc. Ban đầu, hai chiếc búa chỉ là cục sắt thô, được ông mài giũa, tra cán.

Chiếc búa gắn liền với công việc ông Tuấn thời trẻ, dùng để kiểm tra máy móc. Ban đầu, hai chiếc búa chỉ là cục sắt thô, được ông mài giũa, tra cán.

Những chiếc vé tàu hỏa ông Tuấn sưu tầm. Ông cho biết việc thu thập vé rất khó khăn, nhiều người nâng giá cao vì độ hiếm nên ông chỉ lưu giữ được số lượng ít.

"Tôi cũng tiếc khi không sưu tầm được chiếc máy đóng (in) vé của ga Nha Trang. Hiện chưa thấy ai lưu giữ hiện vật này", ông Tuấn nói.

Những chiếc vé tàu hỏa ông Tuấn sưu tầm. Ông cho biết việc thu thập vé rất khó khăn, nhiều người nâng giá cao vì độ hiếm nên ông chỉ lưu giữ được số lượng ít.

"Tôi cũng tiếc khi không sưu tầm được chiếc máy đóng (in) vé của ga Nha Trang. Hiện chưa thấy ai lưu giữ hiện vật này", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn còn sở hữu nhiều mô hình đầu máy xe lửa hơi nước và diesel, có thể chạy bằng điện, được những người bạn Mỹ, Australia tặng, giá trị hàng trăm USD từ 10 năm trước.

Ông Tuấn còn sở hữu nhiều mô hình đầu máy xe lửa hơi nước và diesel, có thể chạy bằng điện, được những người bạn Mỹ, Australia tặng, giá trị hàng trăm USD từ 10 năm trước.

Chiếc đèn tín hiệu tàu có tuổi đời hơn 40 năm.

"Nhiều vật dụng tưởng chừng đã bỏ đi, nay đã trở thành một phần lịch sử", ông Tuấn nói.

Người đàn ông 72 tuổi cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm, sưu tầm nhiều hiện vật giá trị, góp phần giáo dục cho con cháu trong nhà hiểu hơn về lịch sử ngành đường sắt Việt Nam.

Chiếc đèn tín hiệu tàu có tuổi đời hơn 40 năm.

"Nhiều vật dụng tưởng chừng đã bỏ đi, nay đã trở thành một phần lịch sử", ông Tuấn nói.

Người đàn ông 72 tuổi cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm, sưu tầm nhiều hiện vật giá trị, góp phần giáo dục cho con cháu trong nhà hiểu hơn về lịch sử ngành đường sắt Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm