Là cha mẹ, điều mà nhiều người quan tâm nhất chính là các vấn đề liên quan đến con cái. Từ khi trở thành cha mẹ, họ dành nhiều thời gian cho con và cuộc sống của họ xoanh quanh câu chuyện của bọn trẻ.
Việc nuôi dạy trẻ không phải là một điều dễ dàng. Từ việc sức khỏe ăn uống, chỗ ở, giáo dục và sự hình thành tính cách đều cần sự quan tâm của cha mẹ. Làm một bậc phụ huynh, chắc hẳn mong muốn con cái mình có thể thành công và phát triển. Tuy nhiên, việc một đứa trẻ có trở nên xuất sắc hay không không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của chính trẻ mà còn liên quan mật thiết đến phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với trẻ.
Tính quan trọng của việc giáo dục trẻ
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, có một một nguyên tắc cần phải hiểu rõ đó là cần phải nuôi dạy trẻ một cách khoa học từ nhỏ. Bởi vì, mọi thói quen đều không hình thành trong một ngày, mà cần phải tích lũy qua thời gian để trở thành thói quen. Do trẻ em có tính tự giác kém hơn người lớn và nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế, nên không tránh khỏi việc hình thành một số thói quen xấu.
Cha mẹ cần giúp trẻ điều chỉnh những thói quen đó. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, giáo dục của cha mẹ rất quan trọng. Họ chính là người thầy đầu tiên của trẻ, và sự phát triển của trẻ không thể thiếu sự nuôi dưỡng và giáo dục từ cha mẹ.
Khi nhắc đến giáo sư giáo dục Lý Mai Cẩn, chắc hẳn mọi người đều không xa lạ gì. Phần lớn các bà mẹ có lẽ sẽ quen thuộc với tên tuổi của bà. Giáo sư Lý Mai Cẩn đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên, và đối tượng nghiên cứu chủ yếu là trẻ em lớn lên trong các độ tuổi, tính cách và môi trường gia đình khác nhau.
Giáo sư Lý Mai Cẩn cho rằng những vấn đề xuất hiện ở trẻ em có liên quan nhất định đến cha mẹ và môi trường gia đình. Trong quá trình nghiên cứu, bà phát hiện rằng hành vi và thói quen xấu của người lớn có mối liên hệ với môi trường sống và giáo dục gia đình trong thời thơ ấu. Giáo sư Lý Mai Cẩn tin rằng nếu cha mẹ chú ý đến ba điểm quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ, điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Dù cha mẹ có bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng nên thực hiện ba việc này với trẻ, điều này không chỉ giúp nâng cao khả năng tập trung mà còn tăng chỉ số thông minh cảm xúc của trẻ.
1.Chơi cùng trẻ
Một nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy nếu trẻ có quá ít thời gian chơi, điều này dễ dẫn đến việc trẻ thiếu khả năng tự kiểm soát. Trong quá trình chơi, trẻ không chỉ phải suy nghĩ về bước tiếp theo mà còn rèn luyện được khả năng vận động và trí tưởng tượng. Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi cùng trẻ.
Việc này không chỉ giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung và chỉ số thông minh cảm xúc mà còn thúc đẩy mối quan hệ cha mẹ - con cái. Các trò chơi có thể kể đến như đạp xe hoặc trượt cầu trượt, cũng có thể là các trò chơi lắp ghép hoặc xếp hình, hoặc những trò chơi kích thích sự phát triển trí não của trẻ.
2. Nói chuyện với trẻ
Trong quá trình trò chuyện với trẻ, cha mẹ có thể hiểu được suy nghĩ của trẻ và đồng thời làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Việc này cũng giúp trẻ cải thiện khả năng tổ chức và diễn đạt ngôn ngữ, cũng như khả năng đồng cảm với người khác. Hơn nữa, nó còn giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung và chỉ số thông minh cảm xúc.
3. Cùng trẻ đọc sách
Cùng trẻ đọc sách không chỉ giúp trẻ nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tập trung khi làm việc, vì việc đọc sách đòi hỏi sự chú ý cao. Đồng thời, thông qua việc đọc sách sẽ phát huy tối đa trí tưởng tượng, sự hiểu biết, mở mang về các kiến thức. Vậy nên, trước khi đi ngủ, hãy để một số câu chuyện thú vị ở đầu giường để cùng con khám phá nhé.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
Phát huy tài năng của trẻ
Cha mẹ không nên so sánh điểm yếu của con mình với điểm mạnh của trẻ khác. Thay vào đó, hãy tìm kiếm và phát triển những tài năng của trẻ, giúp trẻ phát huy tối đa khả năng của mình.
Tôn trọng trẻ
Cha mẹ cần tôn trọng suy nghĩ của trẻ, không nên ép buộc trẻ làm những điều mà trẻ không thích, và không nên quyết định mọi thứ thay cho trẻ. Hãy biết thả lỏng một cách hợp lý.
Nguồn 163