Một mái ấm, chỉ khi cha và mẹ cùng nhau xây dựng, mới có thể che mưa gió cho con và xây nên bức tường yêu thương. Nhưng nếu một trong bố hoặc mẹ có "vấn đề", gia đình đó sẽ mang đến cho trẻ sự bất an, thậm chí ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
Chỉ khi cha và mẹ cùng nhau xây dựng, một mái ấm mới có thể che mưa gió cho con và xây nên bức tường yêu thương.
Một hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất chính là: "Nuôi dạy con cái góa bụa". Có nghĩa là, dù là vợ chồng, nhưng về mặt chăm sóc con cái, người mẹ gần như gánh vác phần lớn, trong khi người cha lại vắng mặt. Hoàn cảnh này chẳng khác nào mẹ "góa chồng".
Có một bộ phim tài liệu mang tên "Ý nghĩa sinh học của việc làm cha", trong đó chỉ ra ảnh hưởng của nhiều ông bố đối với con cái.
"Người cha" không chỉ là một chức danh, mà đây thực sự là một trách nhiệm lớn lao đối với cả gia đình (người bạn đời và đứa trẻ). Người cha có thể mang lại một số phẩm chất cao đẹp như sức mạnh, lòng dũng cảm và sự quyết đoán cho đứa trẻ, là người không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Tuy nhiên, có một số ông bố không những không mang lại đức tính tốt cho con cái của họ mà ngược lại còn cản trở sự phát triển của trẻ khi tác động tiêu cực và làm gương xấu cho con.
Dưới đây là 3 kiểu năng lượng tiêu cực của người bố cần loại bỏ ngay kẻ hại con
1. Lười biếng, gia trưởng
Xã hội này càng hiện đại, phụ nữ hiện nay cũng ra ngoài làm việc như nam giới. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông vẫn có tư tưởng bảo thủ "Việc nhà là của phụ nữ". Mặc dù cả hai vợ chồng cùng đi làm ngày 8 tiếng, nhưng khi về nhà, bố nằm dài xem TV hoặc nghịch điện thoại. Còn mẹ sau một ngày mệt nhoài vì công việc bên ngoài thì nay còn phải nấu nướng, dọn dẹp, giúp con cái học hành.
Đây thực sự là một tấm gương xấu cho con cái. Con gái nhìn vào sẽ nghĩ việc nhà là trách nhiệm của phụ nữ và phái yếu phải biết hy sinh, cho đi nhiều hơn, còn nam giới chỉ bình thản yên tâm hưởng thành quả. Nếu người con trai nhìn thấy điều đó, trẻ sẽ nghĩ rằng một người đàn ông chỉ cần kiếm tiền, ngoài ra không phải làm bất cứ việc gì khác,để việc lớn nhỏ ở nhà cho vợ.
Những đứa trẻ như vậy sẽ rất khó hạnh phúc khi bước vào cuộc sống hôn nhân sau này. Chúng không biết cách quản lý các mối quan hệ thân thiết, không biết tôn trọng bản thân và người bạn đời.
2. Luôn so đo tính toán về tiền bạc
Trong nhiều gia đình, người cha đóng vai trò trụ cột kinh tế, còn mẹ làm nội trợ và chăm sóc con cái. Khi cả nhà chỉ dựa vào người duy nhất kiếm tiền, nhiều ông bố sẽ cảm thấy bản thân có địa vị cao, sinh ra tính áp đặt, ai trong gia đình cũng phải nghe lời và tuân thủ mọi quy tắc do mình đặt ra.
Một người cha với tâm lý như vậy sẽ khiến con cái cảm thấy không được thoải mái, tự do mà luôn bị gò bó theo một khuôn khổ có sẵn khiến con có ác cảm với tiền bạc.
Hơn nữa, khi con muốn mua một thứ gì đó liền bị chì chiết theo kiểu "cái gì cũng đòi mua, tiền thì không làm ra". Những lời buộc tội như vậy không chỉ không trau dồi nhận thức về tiền bạc của trẻ mà còn làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và gây ra mặc cảm. Trẻ không có tâm lý tự tin khi làm bất cứ việc gì.
Nếu bạn muốn con mình hiểu cha mẹ kiếm tiền khó khăn như thế nào, thay vì buộc tội con, tốt hơn là bạn nên trau dồi chỉ số tài chính của trẻ và cho trẻ biết tiền đến từ đâu và đi đâu. Bằng cách này, trẻ học cách đánh giá cao. Nếu không, bị người cha buộc tội như thế này, dù người mẹ có tốt đến đâu, đứa trẻ cũng khó có thể trở nên thực sự tốt.
Quả thật, dạy con tiết kiệm là một đức tính tốt, tuy nhiên khi ông bố thường xuyên chì chiết theo kiểu "cái gì cũng đòi mua, tiền thì không làm ra" thì những lời buộc tội như vậy không chỉ không trau dồi nhận thức về tiền bạc của trẻ mà còn làm tổn thương lòng tự trọng và gây ra mặc cảm. Khi lớn lên trẻ sẽ không có đủ tự tin để làm bất cứ việc gì và thường xuyên có tính cách đem so sánh mình với người khác.
3. Hay "càm ràm", than thở, la mắng
Nhiều đứa trẻ nhút nhát đến từ những gia đình bạo lực.
Trẻ em rất mong manh và nhạy cảm, do đó chỉ tình yêu thương mới có thể khiến trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu trong gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực, lâu ngày sẽ khiến trẻ hoảng sợ, nghi ngờ mọi thứ xung quanh. Ngoài ra chịu la mắng nhiều thuở nhỏ, lớn lên trẻ cũng rất dễ nổi nóng. Khi bước ra xã hội và gặp gỡ những người mạnh mẽ hơn, anh ta sẽ chỉ chịu đựng một mình.
Bên cạnh đó, khi trẻ đã trải qua những hành vi bạo lực gia đình, chúng sẽ trở nên đặc biệt rụt rè và kém cỏi. Chúng thường đổ lỗi cho chính bản thân, vì bản thân nên mọi chuyện mới thành ra như thế này.
Cũng có những trẻ phát triển "tính cách dễ chịu" sau khi trải qua hành vi bạo lực. Chúng luôn giữ mình ở một vị trí an toàn, không chọc giận hay gây xung đột với người khác bằng cách cố gắng phục vụ họ.
Nhiều người nói rằng người mẹ có ảnh hưởng lớn đến gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, người cha và người mẹ có ảnh hưởng như nhau. Một người cha tốt hay tràn đầy "năng lượng tiêu cực" cũng đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của một đứa trẻ.
Những trẻ được cha quan tâm nuôi dạy thường có IQ cao hơn.
Kết quả nghiên cứu trong 12 năm của đại học Harvard và Đại học Yale (Mỹ) để trả lời câu hỏi: "Bố mẹ, ông bà, ai là người có thể giúp đứa trẻ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn khi trưởng thành?" cho thấy, những trẻ được cha quan tâm nuôi dạy thường có IQ cao hơn.
Chỉ số IQ cao thể hiện ở khả năng diễn đạt, tính độc lập và khả năng học hỏi của trẻ. Hơn nữa, ảnh hưởng của người bố đối với con cái rất sâu rộng và lâu dài, do đó, những đứa trẻ được bố nuôi dưỡng có thể hòa nhập xã hội tốt hơn khi lớn lên.
Bởi vậy, vai trò của người cha có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ, cho nên dù có bất kỳ lý do gì, người bố cũng không được vắng mặt trong quá trình trưởng thành của trẻ. Dù bận rộn đến đâu cũng phải cố gắng dành thời gian đồng hành để con phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nguồn và ảnh: Aboluowang