Sức khỏe

3 không khi ăn thịt ngan

Thịt ngan giàu dinh dưỡng, nạc, nổi bật với hàm lượng protein cao và chất béo thấp hơn so với vịt. Trong 100g thịt ngan đã nấu chín (không tính da), có khoảng 28g protein và chỉ khoảng 4-7g chất béo, rất phù hợp cho người muốn duy trì cơ bắp hoặc theo chế độ ăn ít béo. Ngoài ra, thịt ngan cung cấp các vitamin nhóm B giúp chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ hệ thần kinh; giàu khoáng chất như sắt, kẽm, phốt pho, cần thiết cho hệ miễn dịch và xương chắc khỏe.

Xem nhanh:
  • 1. Không ăn ngan chưa nấu chín kỹ
  • 2. Không ăn quá nhiều da ngan
  • 3. Không để ngan đã nấu ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ
  • Ai không nên ăn thịt ngan? 
1. Không ăn ngan chưa nấu chín kỹ

Ngan có phần thịt đỏ hơn gà nên đôi khi gây hiểu lầm rằng có thể ăn tái giống như thịt bò. Tuy nhiên, ngan vẫn là gia cầm và có thể chứa các vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, Campylobacter hoặc E. coli nếu không được nấu chín.

Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo rằng thịt ngan cần được nấu chín đến nhiệt độ bên trong ít nhất là 74 độ C để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh. Dấu hiệu nhận biết ngan chưa chín kỹ: Thịt có màu đỏ tươi, nước đỏ chảy ra khi cắt; da còn mềm, không giòn; có mùi tanh, không thơm. 

thit ngan.jpg
Thịt ngan có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Ảnh minh họa: Ban Mai
2. Không ăn quá nhiều da ngan

Phần da ngan rất hấp dẫn vì giòn và đậm đà, tuy nhiên đây cũng là nơi chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol xấu. Mặc dù thịt ngan nhìn chung ít mỡ hơn các giống vịt khác nhưng lượng mỡ trong da vẫn rất cao, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch nếu bạn ăn quá mức.

Người đang mắc các bệnh lý như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch hay tiểu đường nên gỡ bỏ da trước khi chế biến để giảm tổng lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra, bạn nên nướng hoặc quay ngan để giảm hấp thụ mỡ dưới da; ăn kèm với rau luộc, rau sống. 

3. Không để ngan đã nấu ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ

Thói quen hâm nóng lại đồ ăn thừa là điều phổ biến trong nhiều gia đình. Với thịt ngan, nếu không được hâm kỹ hoặc để ngoài không khí quá lâu, món ăn có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn, gây ra ngộ độc với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn sau vài giờ ăn. 

Bởi vậy, bạn không để ngan đã nấu ngoài nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Tránh hâm lại nhiều lần, chỉ nên làm nóng một lần ở nhiệt độ trên 74 độ C. 

Ai không nên ăn thịt ngan? 

Thịt ngan nạc, thơm ngon, có hàm lượng chất béo thấp hơn nhiều so với các giống vịt thông thường. Tuy nhiên, một số đối tượng nên hạn chế hoặc tránh ăn thịt ngan vì lý do sức khỏe: 

- Người mắc bệnh tim mạch hoặc cholesterol cao: Dù ít béo hơn vịt, thịt ngan vẫn chứa chất béo bão hòa, đặc biệt trong phần da. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol xấu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo những người có bệnh lý tim mạch nên giới hạn chất béo bão hòa ở mức dưới 6% tổng lượng calo mỗi ngày.

- Người bị gout hoặc có axit uric cao: Thịt ngan chứa nhiều purin - hợp chất chuyển hóa thành axit uric. Những người dễ bị lên cơn gout nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin.

- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người đang điều trị ung thư, ghép tạng hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch nên cẩn trọng khi ăn thịt gia cầm chưa được nấu chín kỹ, vì có thể dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm.

Các tin khác

Bắt giang hồ mạng Tiến "bịp"

Tiến 'bịp' và đồng phạm bị bắt tạm giam ở Hải Phòng vì tổ chức sử dụng ma túy. Vụ án đang được Công an TP.Hải Phòng điều tra mở rộng.

4 thói quen buổi sáng vô tình hại gan

Ngoài uống rượu, một số thói quen buổi sáng như nhịn ăn, dùng nhiều món ngọt, lạm dụng thuốc có thể âm thầm gây hại cho gan.

Ông Trump lại tuyên bố áp thuế 30% với loạt quốc gia từ ngày 1/8: Nguy cơ bùng phát căng thẳng thương mại toàn cầu

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố áp mức thuế 30% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico kể từ ngày 1/8. Quyết định gây tranh cãi này được xem là nỗ lực tiếp theo nhằm thiết lập lại “sự công bằng” trong thương mại quốc tế, song lại khiến nguy cơ trả đũa và gián đoạn chuỗi cung ứng xuyên Đại Tây Dương gia tăng.

Quyền tự quyết định sinh con

'Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi' là chủ đề của Ngày dân số thế giới 11.7.2025.

Ngủ sau 23h âm thầm hủy hoại cơ thể ra sao?

Thói quen ngủ muộn sau 23h đêm làm rối loạn đồng hồ sinh học, tăng nguy cơ trầm cảm, giảm trí nhớ và bệnh tim mạch, gây rối loạn chuyển hóa, đẩy nhanh lão hóa da và tóc.