Kỹ năng sống

2 loại rau dễ là nơi "tổ ký sinh trùng" ẩn náu, cái số 1 thường xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình

Rau xà lách

2 loại rau dễ là nơi "tổ ký sinh trùng" ẩn náu, cái số 1 thường xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình- Ảnh 1.

Rau xá lách nếu muốn ăn sống cần phải rửa sạch.

Rau xà lách là loại rau sống quá quen thuộc với mỗi gia đình. Bên cạnh vị ngon đặc trưng, xà lách còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa.

Đây là một loại rau giòn tan, xà lách romaine thanh mát cho đến xà lách iceberg giòn ngọt, mỗi loại đều mang đến những hương vị và giá trị dinh dưỡng riêng biệt. Tuy nhiên, chính vì cấu trúc lá xếp lớp, nhiều ngóc ngách, xà lách rất dễ bị nhiễm bẩn bởi trứng giun, sán, vi khuẩn, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Xà lách, với những chiếc lá xanh mướt, giòn tan, không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình mà còn là thành phần không thể thiếu trong các món salad thanh mát. Bên cạnh vị ngon đặc trưng, xà lách còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa.

Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.

Rau cải xoong

2 loại rau dễ là nơi "tổ ký sinh trùng" ẩn náu, cái số 1 thường xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình- Ảnh 2.

Nhiều loại rau là củ “tổ ký sinh trùng”, cần cẩn trọng khi chế biến.

Cải xoong, vốn ưa môi trường nước, thường được trồng ở những vùng đầm lầy, ao hồ. Chính điều kiện sống này khiến chúng dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng có trong nguồn nước ô nhiễm, đặc biệt là sán lá gan lớn. Nếu không được chế biến kỹ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người khi ăn, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Mặc dù loại rau này chứa chất dinh dưỡng có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Nếu mua ngoài chợ, nhiều bà nội trợ do dự do rau sống trong môi trường nước bẩn, thường bám nhiều bèo chứa nhiều và kí sinh trùng.

Thông thường rau cải xoong mọc bò dưới nước, nếu sinh trưởng trong môi trường ô nhiễm sẽ chứa rất nhiều giun sán gây ảnh hưởng sức khoẻ. Khi chế biến, cần phải rửa rau thật kỹ và ngâm nước muối khoảng 30 phút.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe, được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng.

Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ nên ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khi nhiễm sán lá ruột, ngoài những tổn thương tại ruột là nơi ký sinh của sán, những độc tố tiết ra từ sán sẽ gây rối loạn chung có thể làm phù nề toàn thân, tràn dịch ngoại tâm mạc, biến đổi tổ chức ở lách.

Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm, bạch cầu toan tính tăng lên. Cũng như nhiễm sán lá gan lớn, khi nhiễm sán sau 2 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể kháng sán lá ruột trong huyết thanh của người bệnh.

Một số phương pháp phòng bệnh giun sán đơn giản chính là ăn chín uống sôi, với các loại rau thuỷ sinh phải rửa thật sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút và hạn chế ăn tươi các loại rau trên.

Cách rửa rau sạch tốt cho sức khỏe

Rau ăn lá là loại rau chứa nhiều vi khuẩn Salmonella và E.coli thường dễ gây tiêu chảy đối với trẻ em. Đối với loại rau ăn lá, cách rửa rau sạch như sau:

Nhặt sạch rau;

Ngâm nước trong khoảng 10 phút;

Rửa trực tiếp rau dưới vòi nước chảy;

Ngâm và rửa rau bằng nước muối trong khoảng 5 phút;

Với rau và rửa lại bằng nước sạch.

Đối với rau ăn lá bạn nên rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy và ngâm trong nước muối 5 phút

Cùng chuyên mục

Đọc thêm