Kỹ năng sống

1 loại thịt "trường thọ" giúp vua Càn Long sống thọ 89 tuổi: Kiểm soát đường huyết, bổ tim và xương khớp, Việt Nam có sẵn

Lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc chỉ ghi nhận 3 vị Hoàng đế có tuổi thọ vượt quá 80, tuổi thọ trung bình các Hoàng đế chỉ ở ngưỡng 39 tuổi. Hoàng đế Càn Long, sinh năm 1711 là vị vua sống thọ nhất trong lịch sử quốc gia này khi sống thọ 89 tuổi. Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra một trong những bí quyết giúp vị vua này trường thọ, sức khỏe tốt chính là nhờ sở thích ăn thịt vịt.

Thực đơn của vua Càn Long có rất nhiều món vịt, từ bữa sáng đến bữa tối như: vịt om tổ yến, vịt hầm củ cải, vịt hấp, vịt hun khói, mì vịt luộc, súp vịt, lẩu vịt đông trùng hạ thảo, vịt om măng chua… Đặc biệt vào mùa đông, vịt là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày của vị vua này.

photo-1725439239564

Trong Đông y, thịt vịt được coi là "thuốc bổ thượng hạng". Thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính hàn, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt được sử dụng bồi bổ người có thể trạng suy nhược, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, tiểu đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước…

Dưới đây là những lợi ích sức khoẻ cụ thể của thịt vịt:

Giàu dinh dưỡng bồi bổ cơ thể

Trong 100g thịt vịt có 19-25g protein cùng lượng lớn chất béo không bão hoà, nhiều vitamin, khoáng chất như canxi, phốtpho, sắt, selen, vitamin nhóm B, A, D, axit amin thiết yếu cho hoạt động hàng ngày, tăng mức năng lượng của cơ thể. Protein cũng rất cần thiết để giúp làn da, cơ và máu khoẻ mạnh.

photo-1725439442279

Tốt cho tim mạch

Thịt vịt có thể thay thế cho nhiều loại thịt nhiều chất béo bão hoà gây hại cho sức khoẻ mà vẫn cung cấp lượng axit béo omeg3, protein, sắt đáng kể. Chất béo lành mạnh trong thịt vịt có thể giúp duy trì mức cholesterol "tốt", giảm mức choleterol "xấu", ngăn ngừa bệnh tim mạch và nhiều bệnh mãn tính. Mỡ vịt cũng được đánh giá tốt hơn so với mỡ động vật khác.

Kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thực phẩm giàu chất béo không bão hoà như thịt vịt giúp giảm lượng đường trong máu. Ăn thịt vịt ở mức độ hợp lý, hạn chế ăn da vịt và phần có nhiều mỡ sẽ có tác dụng cải thiện khả năng hoạt động của insulin, giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch

Thịt vịt là nguồn cung cấp selen dồi dào - một chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin B trong thịt vịt cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh và cơ, cải thiện chức năng nhận thức và sản xuất hormone.

Cải thiện sức khoẻ xương

Lượng protein trong thịt vịt có thể cải thiện mật độ và sức khoẻ xương. Thịt vịt cũng chứa phốt pho có khả năng duy trì và làm chắc khỏe răng, xương.

photo-1725439431373

Ngăn nguy cơ thiếu máu

Một phần ức vịt chứa khoảng 3,74g sắt, tương đương 14% giá trị sắt cơ thể cần hàng ngày. Sắt là thành phần chính của Hemoglobin, giúp hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan khác. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu máu, rối loạn nhịp tim….

Ngoài những công dụng trên, thịt vịt còn tốt cho dạ dày khi ngăn ngừa chứng đầy hơi khó tiêu, giúp nuôi dưỡng cơ bắp, duy trì độ ẩm cho làn da và hỗ trợ giảm rụng tóc, ổn định huyết áp…

Lưu ý khi ăn thịt vịt

Thịt vịt bổ dưỡng nhưng người mắc bệnh gút không nên ăn do loại thịt này chứa lượng purin cao, có thể làm tăng mức axit uric. Thịt vịt có tính hàn nên người có thể trạng hàn, hệ tiêu hoá kém, người đang bị ho hoặc cảm lạnh cũng cần tránh ăn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm