Doanh nghiệp

Vietjet sắp bay đến Côn Đảo bằng tàu Comac

Tóm tắt:
  • Vietjet Air dự kiến khai thác đường bay Hà Nội, TP HCM đến Côn Đảo bằng tàu Comac ARJ21 từ tháng 4.
  • Ngày bay đầu tiên dự kiến là 15/4, với hành trình khứ hồi.
  • ACV ủng hộ kế hoạch này nhưng cho rằng chuyến bay đầu tiên có thể "khó khả thi".
  • Vietjet chưa mở bán vé các chuyến bay Hà Nội, TP HCM - Côn Đảo tính đến 11/4.
  • Điều này tạo thêm lựa chọn và tiết kiệm thời gian cho hành khách từ miền Bắc đến Côn Đảo.

Trong văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Hãng hàng không Vietjet Air cho biết có kế hoạch khai thác các chuyến bay đến cảng hàng không Côn Sơn (VCS) tại Côn Đảo từ tháng 4 bằng tàu bay Comac ARJ21.

Hãng dự kiến ngày bay đầu tiên từ 15/4 với các hành trình Hà Nội/TP HCM - Côn Đảo khứ hồi. Trên cơ sở đó, Vietjet đề nghị ACV triển khai công tác phục vụ và tạo điều kiện cho hai bên ký hợp đồng phục vụ mặt đất với các dịch vụ cho tàu Comac ARJ21.

Nói với VnExpress ngày 11/4, lãnh đạo ACV cho biết đã nhận được văn bản đề nghị của Vietjet và ủng hộ hãng mở đường bay tới Côn Đảo. Theo ông, Vietjet sẽ giúp hành khách di chuyển từ Hà Nội và TP HCM đến Côn Đảo thuận tiện hơn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu đi lại tăng cao vào các dịp lễ và cao điểm.

"ACV đang tiến hành các thủ tục cần thiết và chờ Vietjet cung cấp thêm thông tin liên quan đến tàu bay mới để bổ sung vào hồ sơ phê duyệt", đại diện ACV nêu. Đồng thời, ông cũng khẳng định ACV đã sẵn sàng và cũng đang thực hiện rất kỹ lưỡng về vấn đề an toàn.

Tuy nhiên, về khả năng thực hiện chuyến bay đầu tiên đến Côn Đảo của Vietjet từ ngày 15/4, lãnh đạo ACV nói "khó khả thi" bởi hiện vẫn còn nhiều thủ tục phải hoàn tất. Theo ghi nhận của VnExpress đến ngày 11/4, Vietjet cũng chưa mở bán vé các chặng Hà Nội/TP HCM - Côn Đảo trên hệ thống.

Tàu bay ARJ21 tại sân bay Côn Đảo hồi tháng 3/2024. Ảnh: Comac

Tàu bay ARJ21 tại sân bay Côn Đảo hồi tháng 3/2024. Ảnh: Comac

Với việc hãng bay của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tham gia vào đường bay Côn Đảo, hành khách sẽ có thêm lựa chọn, tiết kiệm thời gian, chi phí hơn. Bởi sau khi Bamboo Airways rút khỏi đường bay đặc thù này, hành khách ở phía Bắc tới Côn Đảo buộc phải nối chuyến qua sân bay Tân Sơn Nhất hoặc Cần Thơ, sau đó tiếp tục di chuyển bằng tàu ATR72 của Vietnam Airlines hoặc Vasco.

Trước đó, từ tháng 12/2024, Vietjet đã báo Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải (trước khi hợp nhất với Bộ Xây dựng) về ký hợp đồng thuê ướt (thuê cả tàu bay và phi hành đoàn) 2 tàu bay Comac ARJ21 (C909) với Chengdu Airlines để khai thác đường bay đến Côn Đảo.

Chengdu Airlines cũng là hãng hàng không đầu tiên nhận và khai thác thương mại tàu ARJ21 từ năm 2016. Đây là mẫu tàu bay phản lực khu vực đầu tiên được Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) tự nghiên cứu và sản xuất. Tàu bay này sử dụng hai động cơ GE CF34-10A của Mỹ; các thiết bị bay, hạ cánh của Liebherr (Đức).

Comac giao chiếc ARJ21 đầu tiên cho khách hàng quốc tế tại Indonesia vào năm 2022. Đến hết năm ngoái, mẫu máy bay này đã thực hiện 194.000 giờ bay với hơn 135.000 lượt cất hạ cánh. Tàu phản lực khu vực của Comac có tầm bay từ 2.225 đến 3.700 km. Tàu có thể bố trí cấu hình ghế từ 78 đến 97 chỗ. Kích cỡ máy bay này tương đương với các loại tàu đã và đang khai thác tại sân bay Côn Đảo như ATR-72, Embraer E190.

Do đặc thù đường cất hạ cánh ngắn, nên hiện tại sân bay Côn Đảo chỉ có thể tiếp nhận được các tàu bay loại này. Hồi đầu tháng 3/2024, bên lề chương trình triển lãm máy bay tại Việt Nam, Comac đã thực hiện chuyến bay biểu diễn chở 60 hành khách bằng tàu ARJ21 từ TP HCM đến Côn Đảo và ngược lại.

Hồi giữa tháng 3, trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tàu bay Comac ARJ21, Cục Hàng không cho rằng việc xem xét công nhận tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo của Trung Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không Việt Nam trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay. Việc này cũng mở ra cơ hội phát triển mới cho ngành hàng không trong nước.

Để có thể đưa máy bay Comac vào khai thác, cơ quan này đã đề xuất Bộ Xây dựng xem xét sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2016 và Thông tư số 01/2011, theo hướng công nhận các tiêu chuẩn chứng nhận đủ điều kiện bay của Trung Quốc, làm cơ sở cho nhập khẩu tàu bay vào Việt Nam.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự: Yếu tố ‘người nổi tiếng’ là tình tiết tăng

Vụ án kẹo Kera gây chấn động dư luận khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Qua vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLS khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.

Sự việc cấp sai loạt sổ đỏ ở Đà Lạt: Công an Lâm Đồng đang thu thập chứng cứ

Ngày 11/4, đại diện Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phân công cán bộ điều tra, hiện đang thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc cấp sai nhiều Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại khu vực khu nhà ở Dinh 1 (còn gọi kho Dinh 1, kho gạo cũ) nằm gần Dinh 1, phường 10, TP Đà Lạt mà Báo PLVN đã phản ánh.

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng: Cần hết sức thận trọng!

Việc mua 3 ngân hàng 0 đồng vào năm 2015, về bản chất cũng không khác gì việc chuyển giao bắt buộc lần thứ nhất và đã thất bại nên buộc phải chuyển giao bắt buộc một lần nữa. Vì vậy cần hết sức hạn chế và thận trọng trong việc này, để tránh mất thêm quá nhiều thời gian tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém mà khó lường hiệu quả.

Chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém: Đừng để bình mới rượu cũ!

Các chuyên gia cho rằng rằng, động thái chuyển giao bắt buộc gần đây đã tạo ra động lực thay đổi thực sự cho các ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, vấn đề vẫn là câu chuyện khả năng khôi phục dòng tiền kinh doanh đi cùng việc giám sát chặt chẽ về lợi ích nhóm và sở hữu chéo - là những yếu tố đã từng khiến cho nhiều thương vụ tái cấu trúc trước đó thất bại.

"Tôi bán 100 chỉ vàng nhẫn lãi trên 300 triệu đồng"

Chị Thu Hoài ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Tôi mua vàng từ nhiều đợt trong năm 2024. Nay tôi bán 100 chỉ vàng nhẫn lãi trên 300 triệu đồng. Tôi thấy trong thời điểm này, không có kênh đầu tư nào lãi bằng vàng”.