Doanh nghiệp

Vietjet phấn đấu lợi nhuận 1.000 tỷ, gấp 12,5 lần năm 2021

 Vietjet đặt mục tiêu doanh thu 32.720 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Sáng nay 28/5, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Mã: VJC) trình đại hội cổ đông thường niên thảo luận và thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022. Trong đó, doanh thu thuần hợp nhất phấn đấu đạt 32.720 tỷ đồng, tăng 154% so với con số 12.875 tỷ của năm 2021. Số chuyến bay khai thác cũng được kỳ vọng đi lên tương ứng với doanh thu.

Năm 2021, Vietjet khai thác 40.676 chuyến, giảm 47,5% so năm trước như thể hiện trong biểu đồ bên dưới. Phó Tổng Giám đốc thường trực Đinh Việt Phương cho biết số chuyên bay năm 2020 đã suy giảm mạnh so với trước dịch nhưng năm 2021 còn thấp hơn năm 2020, cho thấy hoạt động trong năm ngoái khó khăn tới mức nào.

Tuy nhiên, ông Đinh Việt Phương đánh giá triển vọng năm 2022 có nhiều điểm sáng khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt và các hạn chế đi lại đã được gỡ bỏ.

Vietjet phấn đấu khai thác 100.000 chuyến bay trong năm 2022.

Vietjet dự định sẽ thực hiện 100.000 chuyến trong năm 2022, tăng trưởng 146% so với năm ngoái và tiến gần hơn tới mức trước dịch. Phó Tổng Giám đốc Đinh Việt Phương cho biết Vietjet đang khai thác hơn 400 chuyến bay mỗi ngày trong đợt cao điểm hè 2022.

Trong thời gian tới, hãng dự kiến mở thêm đường bay tới Ấn Độ và trở thành hãng hàng không đầu tiên kết nối Mumbai với Hà Nội và TP HCM. Vietjet cũng có kế hoạch tăng thêm số chuyến bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc.

Lợi nhuận sau thuế năm 2022 dự kiến đạt 1.000 tỷ đồng, cao gấp 12,5 lần số lãi 80 tỷ trong năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ mục tiêu đạt 550 tỷ, trái ngược với khoản lỗ 7 tỷ đồng của năm vừa qua.

Trong quý I năm nay, Vietjet ghi nhận doanh thu thuần 4.522 tỷ đồng, lỗ gộp 257 tỷ và lãi sau thuế hợp nhất 244 tỷ. Như vậy sau một quý, Vietjet đã thực hiện 13,8% mục tiêu doanh thu và 24,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

 

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Cạnh tranh khốc liệt, khách sạn cao cấp giữa thủ đô đón khách bằng loạt trò chơi dân gian ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng...

Cuộc đua làm tăng trải nghiệm cho khách hàng trong ngành dịch vụ khách sạn trở nên khắc nghiệt hơn, nhưng cũng hấp dẫn hơn. Trong cuộc đua này, các khách sạn đang bắt đầu để mắt đến giải pháp đưa các trò chơi vào khách sạn cũng như cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp hơn với mình.

Bà Rịa-Vũng Tàu lại nở rộ dự án "ma", phân lô bán nền trên đất nông nghiệp

Hàng loạt khu đất ở Bà Rịa-Vũng Tàu được quảng cáo rầm rộ như 38 Láng Dài, Khu nhà ở sinh thái Đất Đỏ, Khu dân cư Phước Long Thọ, Khu phố trọ triệu phú 2, Đại Dương Xanh… đều là dự án “ma”. Pháp lý dự án chỉ là phân lô hộ lẻ trên đất trồng cây lâu năm, đất công viên, đất giao thông.

Saigon Co.op và 10 năm đào thải khốc liệt của ngành bán lẻ Việt qua lời kể CEO: Vẫn ở Top đầu nhờ cách làm "cũ nhưng không cũ", là dè sẻn, tiết kiệm trên nền tảng hợp tác xã

Đứng trước những thay đổi của thị trường, cùng với đó là sự xuất hiện của không ít những sàn thương mại trực tuyến đình đám như Shopee, Lazada, Tiki, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho rằng doanh nghiệp này cũng như những nhà bán lẻ khác cũng không tránh khỏi cảm giác bị "hụt hơi’. Chính điều đó đã giúp Saigon Co.op nhìn nhận lại chính mình và có những thay đổi.