Sống

Vì sao ĐÀN ÔNG chọn ‘âm thầm chịu đựng’ trước áp lực tài chính và tinh thần?

Căng thẳng tài chính không chỉ là những con số, mà còn đè nặng lên cảm xúc và tinh thần của đàn ông theo cách ít người thấy được.

Một khảo sát gần đây do tổ chức Beyond Finance thực hiện cho thấy những con số đáng lo, chỉ 27% nam giới đánh giá sức khỏe tinh thần của mình là “rất tốt” và chỉ 15% cho rằng sức khỏe tài chính của họ đang ở mức “rất ổn”. Phần lớn người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy lo âu, choáng ngợp và bế tắc khi nghĩ đến tiền bạc.

Mối liên hệ giữa áp lực tài chính và sức khỏe tinh thần vốn đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. Nhưng với nam giới, những kỳ vọng chưa được gọi tên lại khiến mọi thứ trở nên khó nói hơn rất nhiều.

Ảnh minh hoạ.

Áp lực phải “gánh vác”

Nhiều người đàn ông vẫn mang trong mình suy nghĩ rằng: Giá trị của bản thân gắn liền với khả năng thành công về tài chính. Dù vai trò giới tính và cấu trúc gia đình ngày nay đã thay đổi, áp lực phải “ổn định tài chính” vẫn là điều ăn sâu vào tiềm thức. Họ có thể không còn là trụ cột kinh tế duy nhất trong nhà, nhưng cảm giác “phải chu toàn tài chính” thì vẫn còn nguyên.

Và khi không đáp ứng được kỳ vọng đó, đàn ông thường rơi vào vòng xoáy của xấu hổ, rồi dần dẫn đến giấu giếm. Thực tế, nam giới có xu hướng “ngoại tình tài chính” cao hơn phụ nữ, tức là che giấu khoản nợ, những quyết định chi tiêu, hoặc các vấn đề tiền bạc với bạn đời. Xấu hổ khiến họ tin rằng mình là người duy nhất thất bại, và cảm giác đơn độc ấy càng đẩy họ vào sự cách ly cảm xúc.

Cô lập cảm xúc - một điều bắt đầu từ rất sớm

Vì sao đàn ông lại khó mở lời về tiền bạc? Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ cách họ được nuôi dạy. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay từ khi còn nhỏ, các bé trai đã được tiếp xúc với ít từ ngữ liên quan đến cảm xúc hơn so với bé gái. Họ bị hạn chế thể hiện sự tổn thương hoặc yếu đuối, điều khiến nhiều người đàn ông trưởng thành thiếu vốn từ để nhận diện hoặc diễn đạt cảm xúc của mình.

Khi gặp áp lực tài chính, điều đó khiến họ không biết phải xử lý cảm xúc như thế nào, đơn giản vì họ không biết dùng ngôn từ nào để gọi tên nỗi lo.

Ảnh minh hoạ.

Thêm vào đó, đây còn là vấn đề mang tính thế hệ. Rất nhiều người đàn ông hiện tại lớn lên trong môi trường mà bố mẹ họ ít khi nói về cảm xúc, về tiền bạc hay sức khỏe tinh thần. Sự “im lặng” ấy không thể biến mất chỉ sau một sớm một chiều. Ngay cả ở thế hệ trẻ - những người cởi mở hơn với việc chăm sóc tâm lý - thì chủ đề tài chính vẫn là điều “tế nhị”, khó chạm tới. Và khi không ai chia sẻ, mỗi người đàn ông sẽ càng tin rằng chỉ mình họ đang loay hoay và từ đó, sự xấu hổ càng lớn lên.

Bước đầu để chữa lành: Cho phép mình được yếu đuối

Giải pháp cho vấn đề sức khỏe tài chính và tinh thần không nằm ở “cách quản lý tiền bạc tốt hơn”, mà bắt đầu từ việc tạo không gian cho sự dễ bị tổn thương và cả sự đồng cảm.

Ảnh minh hoạ.

Dưới đây là vài gợi ý dành cho nam giới muốn thoát khỏi cảm giác “cô đơn trong áp lực” và tiến đến những quyết định tài chính tích cực hơn:

- Tự hỏi bản thân (và người thân): Trong mối quan hệ, hãy thử trò chuyện về những “niềm tin” mà hai người được dạy về tiền bạc và vai trò giới tính. Bạn từng nghĩ thế nào là “người đàn ông trụ cột”? Niềm tin đó đang giúp hay đang làm bạn kiệt sức? Đã đến lúc thay đổi chưa?

- Gọi tên cảm xúc: Khi cảm thấy căng thẳng vì tiền bạc, hãy dừng lại và tự hỏi: đó là nỗi sợ, là xấu hổ, hay cảm giác tuyệt vọng? Việc đặt tên cho cảm xúc chính là bước đầu tiên để làm chủ và chữa lành nó.

- Chống lại sự giấu giếm: Nếu bạn đang âm thầm đối diện với những khó khăn tài chính, hãy tự hỏi: Có phải mình đang giấu vì xấu hổ? Có thể mình đang cần một ai đó để kết nối và chia sẻ? Hãy cho phép bản thân được nhờ giúp đỡ.

- Chúng ta đã tiến một chặng dài trong việc cởi mở hơn về sức khỏe tinh thần. Nhưng với sức khỏe tài chính, đặc biệt là với nam giới, vẫn còn nhiều im lặng chưa được tháo gỡ.

Căng thẳng tài chính không phải là thất bại cá nhân. Đó là trải nghiệm phổ biến, có thật và xứng đáng được cảm thông.

Theo Psychology Today


Các tin khác

Bão diễn biến bất lợi, có thể giật cấp 14 ở ven biển Quảng Ninh – Thanh Hoá

Từ chiều nay (20/7) bão di chuyển theo hướng tây, sau đó là tây tây nam khiến cho cường độ bão ít bị suy giảm, đồng thời vùng ảnh hưởng trên vịnh Bắc Bộ và đất liền mở rộng hơn về phía nam, gồm hầu hết miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá đến Hà Tĩnh. Dự báo khi áp sát vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hoá, bão vẫn mạnh cấp 11, giật cấp 14.

Ứng phó khẩn cấp bão số 3, EVN chỉ đạo "dừng các hoạt động chưa cần thiết"

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có chỉ đạo đến các đơn vị, khi ảnh hưởng thiên tai gây mất điện cần sớm khôi phục điện đảm bảo an toàn cho các khách hàng, đặc biệt là các phụ tải quan trọng, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn. Song tuyệt đối không đóng điện trở lại khi chưa kiểm tra, xác minh đầy đủ điều kiện an toàn tại hiện trường.