Tài chính

Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau "hồi sinh" để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp

Nói đến những ngôi tượng phật khổng lồ, nhiều người hẳn sẽ nhớ ngay đến Sơn Đông Đại Phật và Vân Phong Thạch Quật Đại Phật của Trung Quốc, hay tượng Phật Bamyan ở Afghanistan. Những tượng phật này nổi tiếng và cao nhất nhì thế giới, chứa đựng vết tích cổ đại mang tín ngưỡng thiêng liêng và giá trị lịch sử to lớn.

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 1.

Thế nhưng trên thực tế, tượng Phật Bamyan còn phải “nghiêng mình” trước một pho tượng ở Thái Nguyên (Sơn Tây, Trung Quốc), đó chính là Mông Sơn Đại Phật có chiều sâu 17,5 mét và chiều rộng 25 mét, toàn thân cao 66 mét.

Mông Sơn Đại Phật từng trải qua nhiều sóng gió biến động thời đại nên chiều cao thật sự của pho tượng còn phải căn cứ vào sử sách.

Nhà Đường đã ghi chép Mông Sơn Đại Phật có chiều cao “200 tấc”, cũng tức là 63 mét tính theo đơn vị đo lường chuẩn của thời nay. Mà tượng Phật Bamyan cao 53 mét, kém Mông Sơn Đại Phật đến 10 mét.

Tuy nhiên, Mông Sơn Đại Phật không phải là tượng Phật cao nhất thế giới. Với kỹ thuật phát triển của thời nay, việc kiến tạo một pho tượng cao hơn trăm mét không phải là chuyện không thể. Tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay chính là Trung Nguyên Đại Phật ở Hà Nam với 153 mét (bao gồm 25 mét bệ và 20 mét ngai vàng).

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Trung Nguyên Đại Phật được khởi công xây dựng vào năm 2002 và khánh thành năm 2007, nên nếu so tính lịch sử với Mông Sơn Đại Phật được xây dựng từ thời Nam Bắc triều thì thua xa.

Trong “Vĩnh Lạc Đại Điển” có ghi chép, Mông Sơn Đại Phật được khởi công vào năm thứ 2 của Bắc Tề Thiên Bảo (559), cùng niên đại với Khai Hoa Tự. Mông Sơn Đại Phật được khắc dựa vào núi phía sau chùa, cao lớn hùng vĩ.

Phật giáo phát triển mạnh nhất vào thời Tùy Đường. Năm đầu của Tùy triều Nhân Thọ (601), Khai Hoa Tự chuyên kiến tạo Phật các để bảo vệ Đại Phật, đồng thời đổi tên thành Tịnh Minh Tự. Vũ Đức năm thứ 3 (620), Đường Cao Tổ Lý Uyên đến bái Phật và đổi tên chùa về thành Khai Hoa Tự.

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 3.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 4.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 5.

Sự hiện diện của Lý Uyên mang lại trọng vọng và danh tiếng to lớn đối với Mông Sơn Đại Phật, từ đó lan truyền trong dân chúng.

Đến Hiển Khánh năm thứ 2 (657), Đường Cao Tông Lý Trị và Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cùng giá lâm đến Khai Hoa Tự và cung cấp rất nhiều tài bảo, từ đó chùa càng trở nên lớn mạnh và nổi tiếng hơn.

Mông Sơn Đại Phật đã gặp phải sóng gió ở đời của Đường Vũ Tông. Ông thực hiện kế hoạch đàn áp Phật giáo, Khai Hoa Tự bị phá hủy, và tượng Phật khổng lồ cũng chìm vào quên lãng.

Đến năm 945, Lưu Tri Viễn, Hoàng đế của triều đại Hậu Hán đã trùng tu các tượng Phật.

Vào cuối thời nhà Nguyên, chùa Khai Hoa lại bị thiêu rụi, từ đây dấu vết của Mông Sơn Đại Phật biến mất khỏi sử sách, nhiều thông tin cho rằng tượng Phật đã bị phá hủy trong thời gian này.

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 6.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 7.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp  - Ảnh 8.

Năm 1385, nhà Minh cho xây dựng lại Khai Hoa Tự, nhưng Mông Sơn Đại Phật đã bị bỏ quên.

Mãi cho đến năm 1983, một nhân viên hành chính đã phát hiện đống đổ nát bên núi có hình dạng của một vị Phật, đầu và dưới ngực bị chôn vùi trong đất và đá.

Năm 2006, chính quyền địa phương đã sửa chữa và tạo hình đầu của Mông Sơn Đại Phật. Sau 700 năm, Mông Sơn Đại Phật một lần nữa "hồi sinh" thần kỳ, trở thành bức tượng Phật tạc bằng đá lớn được xây dựng sớm nhất thế giới.

Nguồn: Sohu

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Hai ngày đỉnh điểm đợt nắng nóng đầu tiên

Hôm nay và ngày mai (25-26/4) sẽ là hai ngày đỉnh điểm của đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa hè 2022 ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó vùng núi Bắc Trung Bộ có thể ghi nhận nhiệt độ trên 39 độ C.

Trữ lượng tới 8 triệu tấn, PC1 muốn xuất bán quặng tinh nickel cho các nhà sản xuất pin trên thế giới

Lãnh đạo PC1 tiết lộ công ty đang trong quá trình xây dựng nhà máy tự động hoá hoàn toàn với công nghệ tới từ Siemen (Đức). Công nghệ tuyển quặng được thực hiện là tuyển quặng khô, khác với tuyển quặng ướt thông thường và không gây ra ô nhiễm nguồn đất và môi trường.

Case study Sony Ericsson, Pepsi x Bitis...: Khi 2 thương hiệu "nương tựa" lẫn nhau, chi phí thương hiệu sẽ được "double", Thuế TNDN cũng bị ảnh hưởng?

Trên thế giới có Sony Ericson là ví dụ điển hình của trường hợp liên kết 2 thương hiệu trên 1 sản phẩm, có "bố" là tập đoàn Sony của Nhật Bản và "mẹ" là công ty truyền thông Ericsson Thụy Điển. Ở Việt Nam, Tập đoàn Unicharm đã mua 95% cổ phần của Diana từ năm 2011, nhưng đến nay trên bao bì sản phẩm vẫn sử dụng đồng thời thương hiệu Diana và Unicharm.

Bất động sản hàng hiệu ở Đà Nẵng sẽ lên ngôi?

Bất động sản hàng hiệu đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam thời gian qua và Đà Nẵng được đánh giá đang thuộc nhóm 20 thị trường hàng đầu thế giới về phân khúc này. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi, bất động sản hàng hiệu đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, đón cơ hội mới.