Kinh doanh

TS Nguyễn Đình Cung: Mục tiêu tăng trưởng cao buộc ta phải nghĩ khác, làm khác

Mục tiêu cao thu hút người giỏi

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề Giải pháp đột phá để tăng trưởng trên 8%, do Báo Người Lao động tổ chức sáng 13/3, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng mục tiêu Chính phủ đặt ra tăng trưởng từ 8% và hướng đến 10% trở lên trong những năm tiếp theo, rất thách thức, nhưng ông hoàn toàn tán thành.

Vì đặt mục tiêu cao thì chỉ người tài giỏi mới làm được. Và như thế cũng sẽ tạo ra áp lực buộc chúng ta phải suy nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu cao này, chứ nếu cứ đều đều như mấy chục năm qua thì chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được. Nhưng tôi nhấn mạnh là chúng ta phải được trao quyền để nghĩ khác, làm khác, mà điều này không dễ dàng”, TS Nguyễn Đình Cung nói. 

TS Nguyễn Đình Cung: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao tạo áp lực buộc chúng ta phải nghĩ khác, làm khác. (Ảnh: BTC)

TS Nguyễn Đình Cung: Đặt mục tiêu tăng trưởng cao tạo áp lực buộc chúng ta phải nghĩ khác, làm khác. (Ảnh: BTC)

Về cải cách thể chế, ông nói thể chế phù hợp là nhân tố quyết định sự phát triển của quốc gia, mở rộng không gian phát triển, tạo động lực huy động hết nguồn lực xã hội cho phát triển; tạo cho xã hội luôn năng động, thịnh vượng.  

Ông Cung nói ông cảm thấy thời điểm này rất thuận lợi để cải cách thể chế. Nhiều năm nay, chúng ta nói cải cách thể chế, đột phá nhưng không thực hiện được mà lại tạo ra điểm nghẽn của điểm nghẽn.

Lần này, chúng ta đã có những cuộc thảo luận cởi mở về cải cách thể chế. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế về phát triển do giới hạn địa lý hiện nay chúng ta đã và sẽ thực hiện sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc cải cách thể chế cũng sẽ tạo ra sự tinh gọn về pháp luật. Theo chuyên gia này, các lĩnh vực kinh doanh nên giảm bớt quy định, chuyển sang cơ chế hậu kiểm dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn và theo thông lệ quốc tế. Hy vọng sắp tới đây sẽ có cuộc cách mạng tinh gọn hệ thống pháp luật. Nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh có điều kiện phải bỏ các quy định chồng chéo để chuyển sang hậu kiểm.

Có như vậy doanh nghiệp mới mở rộng không gian hoạt động, gia tăng tính tự do trong kinh doanh mà vẫn đảm bảo các tiêu chí về an toàn. An toàn và tự do là những yếu tố cốt lõi để kinh doanh phát triển.

Ông ví dụ dự án đầu tư mà kéo dài quá nhiều năm như Metro số 1 của TP.HCM rất tốn kém, mất nhiều cơ hội. Trong đó, chi phí cơ hội lớn hơn rất nhiều so với tổn thất tiền bạc. 

"Thời gian tới, Quốc hội không nên đặt KPI là ban hành bao nhiêu luật, mà nên đo lường bằng số lượng luật không cần thiết bị loại bỏ”, ông Cung nói.

TS Nguyễn Đình Cung khẳng định tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Và đây sẽ là động lực để đạt tăng trưởng 8% trong năm nay, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số những năm tiếp theo.

Tuyến Metro số 1 kéo dài nhiều năm do cơ chế là câu chuyện được các chuyên gia bàn luận và mong muốn bãi bỏ những quy định chồng chéo. (Ảnh: Hà Linh)

Tuyến Metro số 1 kéo dài nhiều năm do cơ chế là câu chuyện được các chuyên gia bàn luận và mong muốn bãi bỏ những quy định chồng chéo. (Ảnh: Hà Linh)

Đừng để “chưa giàu đã già”

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), việc đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hướng tới 2 con số trong những năm tới một cách bền vững là điều cần thiết. Kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp cũng có cơ hội phát triển. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào những bước đột phá này.

Ông cho biết một trong những điểm nghẽn quan trọng mà doanh nghiệp mong muốn được tháo gỡ là thủ tục hành chính. Hiện tại, khi có một vấn đề cần giải quyết, doanh nghiệp phải chờ lấy ý kiến của nhiều sở, ngành - có khi lên đến hơn 10 đơn vị - và phải chờ đợi phản hồi.

Sau đó, hồ sơ tiếp tục được trình qua UBND TP.HCM, rồi phải lấy thêm ý kiến từ nhiều đơn vị khác. Mỗi khâu xử lý mất khoảng một tuần, thậm chí từ 10-15 ngày, rất rườm rà và kéo dài.

TS Trần Du Lịch cũng nói ông chưa bao giờ thấy Việt Nam có không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện tại, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Với tất cả những động thái đang triển khai, niềm tin của xã hội và doanh nghiệp vào một giai đoạn phát triển mới là cực kỳ quan trọng.

“Đây chính là lợi thế lớn nhất mà chúng ta đang có”, ông Lịch khẳng định.

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm rất rõ ràng: Chúng ta phải nhìn thấy cơ hội. Nếu Việt Nam không đạt tăng trưởng hai con số, đến năm 2045, chúng ta sẽ không thể trở thành một quốc gia phát triển ngang tầm thế giới.

Chúng ta cần ý thức rằng trong hơn 10 năm tới, không còn dư địa để phát triển theo lối cũ. Nếu không tạo được động lực đột phá, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”. Cần xác định áp lực này là động lực, là khát vọng dân tộc để đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển.

Đầu tư công tiếp tục là động lực cho tăng trưởng của các tỉnh thành trong năm 2025. (Ảnh: T. Quân)

Đầu tư công tiếp tục là động lực cho tăng trưởng của các tỉnh thành trong năm 2025. (Ảnh: T. Quân)

Quan trọng hơn, cải cách bộ máy hành chính phải đi đôi với mở rộng cơ chế phân cấp, phân quyền. Chính quyền địa phương phải có thẩm quyền thực sự để quyết định và chịu trách nhiệm. Hiện nay, hệ thống luật, nghị định, thông tư quá phức tạp, chồng chéo, gây cản trở cho cả Trung ương lẫn địa phương. Chúng ta phải tháo gỡ triệt để để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.

Chỉ khi hoàn thiện thể chế, Việt Nam mới có thể đạt được mức tăng trưởng hai con số. Đây là điều kiện tiên quyết để Việt Nam đạt mức tăng trưởng hơn 8%, nghĩa là GDP sẽ tăng thêm khoảng 38-40 tỷ USD, nâng tổng GDP lên khoảng 507-508 tỷ USD. 

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.