Công nghệ

Trúng đấu giá băng tần 700 Mhz, Viettel chiếm thế thượng phong trên thị trường

Viettel khai truong 5G.jpg
Viettel đã có được khối băng tần 713-723 MHz và 768-778 MHz và trở thành nhà mạng có nhiều băng tần quý hiếm nhất. Ảnh: TK

Ngày 20/5/2025, phiên đấu giá lại khối băng tần B2-B2’ (713-723 MHz và 768-778 MHz) được tổ chức với sự tham gia của Viettel và VNPT, Viettel đã trúng đấu giá băng tần “kim cương” này.  Hồi tháng 3/2024, Viettel đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới với mức giá 7.533 tỷ đồng. Như vậy, Viettel đang ở thế thượng phong khi có được 2 khối băng tần tốt nhất hiện nay.

Với băng tần này, Viettel là mạng có nhiều lợi thế trong việc phủ sóng so với các đối thủ hiện nay. Điều này, sẽ giúp Viettel có nhiều lợi thế nhất trong việc cạnh tranh với các mạng di động khác, đặc biệt trong cuộc chạy đua phủ sóng 5G.

Cuối tháng 3/2025, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ KH&CN) đã công bố kế hoạch đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho băng tần 713-723 MHz và 768-778 MHz. Sở dĩ phải đấu giá lại vì trước đó, cuối tháng 12/2024, Cục Tần số vô tuyến điện đã thông báo tổ chức đấu giá khối băng tần B1-B1' (703-713 MHz và 758-768 MHz), khối băng tần B2-B2' (713-723 MHz và 768-778 MHz) và khối băng tần B3-B3' (723-733 MHz và 778-788 MHz) nhưng không thành công vì thiếu doanh nghiệp tham gia. Trong đó, khối băng tần B1-B1' có giá khởi điểm 1.955,6 tỷ đồng. Khối băng tần B2-B2' có giá khởi điểm tương tự là 1.955,6 tỷ đồng. Với khối băng tần B3-B3', cũng có giá khởi điểm 1.955,6 tỷ đồng.

Trước khi băng tần 700 MHz được đấu giá, băng tần này đã được sử dụng cho dịch vụ truyền hình analog. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất tại Việt Nam, băng tần này được giải phóng và chuyển giao cho các nhà mạng di động để phục vụ cho các dịch vụ viễn thông.

Trên thế giới, băng tần 700 MHz được sử dụng rộng rãi trong các mạng di động thế hệ 4G và 5G. Đây là một trong những băng tần quan trọng giúp tối ưu hóa tốc độ và độ phủ sóng của các mạng di động thế hệ mới.

Lý do băng tần 700 MHz được ví như băng tần “kim cương” bởi nó có khả năng truyền sóng tốt hơn so với các băng tần cao hơn, giúp tín hiệu mạng có thể đi xa và xuyên qua các vật cản như tường, nhà cao tầng… Điều này giúp các nhà mạng cải thiện được phạm vi phủ sóng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa.

Việc sử dụng băng tần 700 MHz giúp các nhà mạng nâng cao chất lượng dịch vụ di động, đặc biệt là trong các khu vực mật độ người dùng cao như thành phố lớn. Nó giúp giảm tình trạng tắc nghẽn mạng và cung cấp dịch vụ ổn định hơn cho người dùng.

Mặc dù việc triển khai các băng tần cao hơn có thể cung cấp tốc độ dữ liệu nhanh hơn, nhưng những băng tần này yêu cầu đầu tư hạ tầng dày đặc hơn. Trong khi đó, băng tần 700 MHz, nhờ khả năng phủ sóng rộng và hiệu quả, giúp giảm chi phí đầu tư cho các nhà mạng, nhất là trong việc phủ sóng diện rộng.

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Vào lúc 9h sáng nay (21/5), Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 118 - 120,5 triệu đồng/lượng, tăng 1,2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Chênh lệch mua - bán 2,5 triệu đồng/lượng.

"Ông lớn" VietinBank đóng cửa loạt phòng giao dịch

Ngày chấm dứt hoạt động 7 phòng giao dịch ngay trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Trước đó, trong quý 1, nhà băng này cũng đã đóng cửa 10 phòng giao dịch. Ngày 31/3 và 1/4, nhà băng này cũng chính thức đóng cửa thêm 25 PGD.

Hà Nội sắp áp dụng vé liên thông cho xe buýt, tàu metro

Hà Nội sẽ sử dụng hệ thống vé liên thông áp dụng cho các loại hình dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu metro… và hướng đến việc sử dụng dịch vụ không chỉ trên địa bàn thủ đô.

Triệu chứng bệnh đa u tủy xương

Mất xương hoặc gãy xương, đau nhức, dễ bầm tím, nhiễm trùng thường xuyên, là dấu hiệu cảnh béo bệnh đa u tủy xương, một dạng ung thư máu ít gặp.