Phong cách sống

Thời gian khách nhận và trả phòng thường là 12h và 14h, vậy 2 tiếng ở giữa khách sạn dùng làm gì?

Tại sao lại là khung giờ này?

Theo Smart Travel, mục đích chính của khách hàng khi thuê phòng là để ngủ, nên khách sạn thường lấy mốc 12h đêm làm tâm để đảm bảo giấc ngủ ngon. Thời gian sớm hơn hoặc muộn hơn có thể gây ra một số bất tiện, Ví dụ, nếu nhận phòng lúc 8h sáng, người khách cũ sẽ phải gấp rút ăn sáng và nhanh chóng trả phòng, trong khi nếu thời điểm check-out là 16h thì lại quá gần đến giờ ăn tối.

Còn nếu trong trường hợp nhận phòng lúc 17h thì khách sạn cũng không thể yêu cầu khách rời phòng vào 3h vì đó là ban đêm. Thời điểm này cũng ít có khách nào đang tìm phòng, nên khả năng để phòng trống sẽ rất cao.

Thời gian khách nhận và trả phòng thường là 12h và 14h, vậy 2 tiếng ở giữa khách sạn dùng làm gì? - Ảnh 1.

Khách sạn thường có giờ check-in là 14h và check-out là 12h. Ảnh: Pexels

Ở nhiều cơ sở lưu trú, khách có thể nhận phòng sớm hơn hoặc trả phòng muộn hơn miễn phí, hoặc thanh toán một phần trăm nào đó tiền phòng. Điều này phụ thuộc vào sự linh động của khách sạn hoặc thỏa thuận giữa đôi bên. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia đưa ra là khi thanh toán tiền phòng, khách hàng nên yêu cầu hóa đơn (đối với trường hợp trả tiền sau) để tránh bị tính phụ trội quá nhiều, nếu gặp được những nhân viên dễ đàm phán.

2 tiếng ở giữa dùng để làm gì?

Nếu tính tròn một ngày thì từ 12h trưa đến 14h chiều sẽ còn dư 2 tiếng. Đây là thời gian để cho bộ phận buồng phòng dọn dẹp trước khi khách mới đến. Mỗi phòng sẽ mất khoảng 15-30 phút để dọn dẹp. Tuy nhiên, ở nhiều khách sạn, có thể số lượng nhân viên không nhiều nên sẽ cần phải chia ca, dẫn đến cần phải kéo dài thời gian trống đến 2 giờ đồng hồ.

Thời gian khách nhận và trả phòng thường là 12h và 14h, vậy 2 tiếng ở giữa khách sạn dùng làm gì? - Ảnh 2.

Bộ phận buồng phòng cần thời gian để dọn dẹp trước khi vị khách tiếp theo đến ở. Ảnh: Pexels


Các tin khác

Giá nhà tiếp tục tăng

Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đà phục hồi nhưng diễn biến chậm, chưa có đột phá. Giá cả có thể tăng nhẹ ở một số phân khúc do có sự điều tiết của bảng giá đất mới nhưng sẽ không có biến động mạnh.

Petrolimex có Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa quyết định bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển làm Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tín dụng đen bủa vây các khu công nghiệp

Theo khảo sát của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 30% lao động luôn gặp khó khăn về tiền bạc. Vì vậy, chuyện công nhân phải tìm đến tín dụng đen là khó tránh.

Một đại gia ngân hàng mua lại AVG?

Nguồn lực tài chính và sự nghiêm túc của chủ mới mang đến kỳ vọng về một sự thay đổi mang tính đột phá của AVG, sau nhiều năm rơi vào quên lãng.