Chứng khoán

Thị trường chứng khoán phục hồi, khối ngoại trở lại mua ròng gần 550 tỷ đồng, cổ phiếu là tâm điểm?

VN-Index ghi nhận diễn biến phục hồi tốt trong tuần vừa qua, dòng tiền phân hoá khi luân phiên tới các nhóm ngành giúp chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam trở lại vùng 1.200 điểm. Bên cạnh đó, thanh khoản được cải thiện ở chiều mua chủ động ở các phiên phục hồi mạnh. Mặc dù vậy, sự thận trọng vẫn đang được thể hiện rõ ràng vào 2 phiên cuối tuần. Kết quả VN-Index đóng cửa tuần tại 1.194,76 điểm, tăng 15,5 điểm tương ứng 1,32% so với tuần trước. Chỉ số HNX-Index thì tăng 4,43 điểm (1,6%) lên 288,83 điểm. Trong bối cảnh thị trường phục hồi, dòng tiền cho thấy dấu hiệu tương đối tích cực, thanh khoản toàn thị trường tăng 4% so với tuần trước lên hơn 14.000 tỷ đồng/phiên. 

Về giao dịch khối ngoại, sau 2 tuần liên tiếp bán ròng trên toàn thị trường, tuần này nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng, con số đạt 549 tỷ đồng. Họ bán ròng mạnh trong 2 phiên đầu tuần, sau đó trở lại mua ròng vào 3 phiên cuối tuần, từ đó thành công dứt chuỗi bán ròng từ đầu tháng 7 tới nay trên TTCK Việt Nam. Cụ thể hơn, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng khoảng 500 tỷ đồng, bên cạnh đó họ tiếp tục mua ròng thêm 48 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó càng nới rộng đà mua ròng chung. 

Thị trường chứng khoán phục hồi, khối ngoại trở lại mua ròng gần 550 tỷ đồng, cổ phiếu là tâm điểm? - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng trên trăm tỷ tại ba mã là GAS, MWG và VND, chủ yếu đều thông qua kênh khớp lệnh. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này ghi nhận mua ròng tại SSI, VNM, LPB, MSN trong cả tuần. Các mã khác như DPM, CTG, SAB... cũng đứng vị trí cao trong danh sách mua ròng của khối ngoại trong tuần qua.

Ngược lại, trong tuần qua, lực bán ròng của khối ngoại đã giảm rõ rệt so với tuần trước đó, hiện tập trung mạnh nhất tại HPG và chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị đều trên trăm tỷ đồng. Ngoài ra, VHM, FPT, STB, E1VFVN30 cũng bị bán ròng mỗi mã vài chục tỷ đồng trong cả tuần.

Thị trường chứng khoán phục hồi, khối ngoại trở lại mua ròng gần 550 tỷ đồng, cổ phiếu là tâm điểm? - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, khối ngoại ghi nhận mua ròng tổng cộng 555 tỷ đồng trong tuần qua với việc mua ròng trong 3/5 phiên giao dịch cuối tuần. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng khoảng 507 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, cộng thêm gom ròng 48 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tại chiều mua, khối ngoại tỏ ra ưa thích cổ phiếu dầu khí GAS, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị hơn 187 tỷ đồng. Lực mua ròng của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại cổ phiếu ngành bán lẻ MWG với giá trị 137 tỷ đồng, hai mã ngành chứng khoán là VND và SSI cũng được gom ròng với giá trị lần lượt là 103 tỷ đồng và 94 tỷ đồng. Danh sách TOP cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua tại sàn HoSE còn có VNM (91 tỷ đồng), LPB (89 tỷ đồng), MSN (83 tỷ đồng), DPM (73 tỷ đồng) và CTG (61 tỷ đồng).

Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại mã cổ phiếu ngành thép là HPG với việc bị bán ròng 128 tỷ đồng, theo sau là chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị bán ròng đạt xấp xỉ ngưỡng 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại VHM và FPT với giá trị lần lượt là 89 tỷ đồng và 72 tỷ đồng. Các mã khác như STB, E1VFVN30, DXG, NVL, BVH… cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Thị trường chứng khoán phục hồi, khối ngoại trở lại mua ròng gần 550 tỷ đồng, cổ phiếu là tâm điểm? - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại lại giao dịch không mấy khởi sắc khi họ bán ròng 15 tỷ đồng, toàn bộ đều trên kênh khớp lệnh trong khi không phát sinh giao dịch thỏa thuận.

Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng tại cổ phiếu PVS là mạnh nhất với 9 tỷ đồng; đồng thời, BVS cũng bị bán ròng khoảng 7 tỷ đồng, theo sau là THD và VCS với giá trị bán ròng tại mỗi mã đều khoảng 2 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có DP3, KLF, HUT, CEO...

Ngược lại, khối ngoại mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại cổ phiếu TNG với hơn 2 tỷ đồng, PVG, DL1 VÀ SD5 đồng loạt được mua ròng tại mỗi mã khoảng 1 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có NTP, PVI, L14, ICG, TVC... tuy nhiên giá trị mua ròng tại mỗi mã chưa tới 1 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán phục hồi, khối ngoại trở lại mua ròng gần 550 tỷ đồng, cổ phiếu là tâm điểm? - Ảnh 4.

Trong khi đó trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này đã trở lại mua ròng 9 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh và kênh thoả thuận không phát sinh giao dịch.

Cổ phiếu BSR tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với 22 tỷ đồng, toàn bộ đều qua mua khớp lệnh. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến ACV VÀ MCH với giá trị mua ròng đạt 6 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Các mã như WSB, FOC, VGG, SKV, LTG cũng được mua ròng song giá trị mua ròng tại mỗi cổ phiếu đều không trên 1 tỷ đồng.

Tại phía bán ra, cổ phiếu VTP dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 13 tỷ đồng, QNS theo sau trong danh sách khi bị bán ròng 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có VEA, MFS, CLX, QTP, PXS...

Thị trường chứng khoán phục hồi, khối ngoại trở lại mua ròng gần 550 tỷ đồng, cổ phiếu là tâm điểm? - Ảnh 5.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tập đoàn FLC đã tìm được đơn vị kiểm toán sau gần 4 tháng

Trước đó, do chưa nộp được báo cáo kiểm toán năm 2021, nên FLC đã bị chuyển sang diện hạn chế giao dịch từ 1/6. Theo đó, cổ phiếu FLC chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.

Tìm thuê chung cư ở Hà Nội mùa lạm phát: "Không nhanh đặt cọc, mất ngay căn hộ rẻ"

Không đủ tiền mua nhà chung cư, một số gia đình chuyển hướng sang tìm thuê căn hộ với hy vọng mức giá phải chăng. Nhưng thực tế, giá cho thuê căn hộ chung cư cũng tăng phi mã chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây. Một số căn hộ chung cư giá rẻ chỉ cần môi giới đăng tải, chỉ sau ít phút đã có khách thuê.

Phó Thủ tướng ra văn bản về đầu tư cao tốc 23.000 tỷ do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Đắk Nông và các cơ quan liên quan triển khai Dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện.

Vì sao Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát?

Hàng loạt biện pháp tài khóa, tiền tệ, cân đối cung - cầu đã được đưa ra kịp thời, quyết liệt giúp kiểm soát tốt lạm phát Việt Nam.

Thuế bất động sản: Cần lộ trình và đồng bộ

Trao đổi với Đại Đoàn Kết về nội dung đánh thuế với người nhiều bất động sản (BĐS) được đưa ra trong Nghị quyết 18, ông Đinh Thế Hiển- Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, cho rằng việc thu thuế tài sản, bất động sản không nên nôn nóng, cần làm từng bước để người dân quen dần. Vì vậy, lộ trình thu thuế cần lũy tiến tăng theo các năm. Những việc này thực hiện đồng bộ sẽ kiểm soát và thu thuế thuận lợi hơn.