Tài chính

Thanh tra hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank, HDBank, TPBank, SHB

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) đã thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng tại 8 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có Techcombank, HBBank, TPBank và SHB, theo Báo Thanh tra Việt Nam.

Ngoài 4 ngân hàng trên, Cơ quan TTGSNH còn tiến hành thanh tra hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại các ngân hàng Đại chúng Việt Nam, Việt Nam Thương Tín, Đông Nam Á và Bảo Việt.

Đến thời điểm tháng 4/2022, Cơ quan TTGSNH đã tiến hành thanh tra tại 7 ngân hàng. Riêng Ngân hàng Bảo Việt không thực hiện thanh tra với lý do Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra với ngân hàng này.

Đoàn Thanh tra đã trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) báo cáo kết quả thanh tra, bổ sung nội dung thanh tra hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

Đồng thời gửi văn bản tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về xử lý các sai phạm liên quan đến sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành.

Trước đó, ngày 3/12/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công điện số 8857/CĐ-VPCP về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện và cảnh báo các rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trái phiếu doanh nghiệp là một trong các chủ đề nóng trên thị trường hiện nay. Theo số liệu của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam (VMBA), tổng khối lượng phát hànhtrái phiếu doanh nghiệp trong năm 2021 đạt xấp xỉ 660.000 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 10% GDP. Trong đó, các ngân hàng và công ty chứng khoán là hai nhóm mua vào lớn nhất trên thị trường.

Theo báo cáo tài chính của 24 ngân hàng, tổng số dư trái phiếu các tổ chức kinh tế mà các ngân hàng đầu tư tính đến hết 31/3/2022 là hơn 344.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm trước đó.

Trong đó, Techcombank là ngân hàng nắm giữ lượng TPDN nhiều nhất với 76.583 tỷ đồng, tăng 22% so với cuối năm 2021. Mức tăng mạnh của TPDN đã đẩy tỷ trọng TPDN trên tổng tín dụng của Techcombank tăng từ mức 15,3% cuối năm 2021 lên 17,4% cuối quý 1/2022. Đây có thể là tỷ trọng cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết, theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Chống ngập cho Hà Nội khi mưa lớn: Trạm bơm nghìn tỷ tê liệt

Được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng nhưng hệ thống thoát nước Hà Nội hiện nay bị tê liệt trước các trận mưa bình thường, thậm chí hệ thống mương, cống tại dự án thoát nước giai đoạn 2 vừa đưa vào sử dụng đã trở nên quá tải.

Khi nào cổ phiếu FLC, ROS có thể giao dịch cả ngày trở lại?

Các cổ phiếu FLC, ROS và HAI có thể được đưa ra khỏi danh sách hạn chế và bắt đầu giao dịch cả ngày trở lại sớm nhất vào phiên 26/11/2022 nếu như Tập đoàn FLC, Xây dựng FLC Faros và Nông dược HAI sớm có biện pháp khắc phục.

Hà Nội nhắc trận lụt kinh hoàng năm 2008 để chủ động phòng, chống thiên tai

Theo dự báo của thành phố Hà Nội, nếu chịu ảnh hưởng bởi siêu bão, mưa cường độ lớn, nhiều khu vực ở thành phố bị ngập sâu từ 1 - 3 mét dẫn đến nhiều địa bàn bị cô lập, chia cắt. Nước sông, hồ đều ở mức cao hạn chế khả năng thoát nước, làm nhiều địa bàn bị ngập úng dài ngày...

Gần 450.000 đồng/kg vải thiều tại Mỹ

Nếu không có những giải pháp phù hợp, kịp thời, vải thiều Việt Nam, với mức giá cao từ hơn gấp 2 - 3 lần sản phẩm cùng loại, sẽ khó có thể bán được ở thị trường Mỹ.