Chứng khoán

Tập đoàn Nagakawa (NAG) chào bán gần 17 triệu cổ phiếu, muốn tăng vốn điều lệ lên gấp đôi

CTCP Tập đoàn Nagakawa (mã chứng khoán NAG) đã thông qua việc triển khai chào bán cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ.

Theo đó Tập đoàn Nagakawa dự kiến phát hành hơn 16,68 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 1;1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền mua, cứ 1 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới. Dự kiến sau phát hành Tập đoàn Nagakawa sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi.

Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động gần 167 tỷ đồng. Công ty dự định dùng toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán để bổ sung vốn lưu động, mua các sản phẩm công ty đang kinh doanh từ các nhà cung cấp. Trong đó dùng khoảng 115 tỷ đồng mua các loại điều hòa, 25,82 tỷ đồng mua các loại hàng thuộc nhóm sản phẩm gia dụng và 26 tỷ đồng mua nhóm sản phẩm thiết bị nhà bếp. Nguồn vốn trên có thể được điều chuyển linh động trong các nhóm sản phẩm để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Trên thị trường cổ phiếu NAG đang giao dịch ở vùng đỉnh, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2/2022 ở mức 15.100 đồng/cổ phiếu.

Tập đoàn Nagakawa (NAG) chào bán gần 17 triệu cổ phiếu, muốn tăng vốn điều lệ lên gấp đôi - Ảnh 1.

Các tin khác

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Tây Hà Nội: Xứng danh tọa độ kết nối của Thủ Đô

Lựa chọn được vùng đất để an cư lâu dài hay sinh lời bền vững vẫn luôn là mối quan tâm của thị trường bất động sản. Trong 5 năm trở lại đây, bất động sản phía Tây Hà Nội với sự hiện diện của các dự án tầm cỡ đang là một điểm sáng rực rỡ của thủ đô Hà Nội.

Đất nền khu vực này "đắt khách", sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới

Năm 2022, dự báo giá bất động sản tại Quảng Ngãi sẽ tăng bởi nhiều nguyên nhân, chủ yếu do chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao vì khung giá đất năm 2021 được điều chỉnh tăng; giá vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều tăng; thủ tục trong quá trình triển khai các dự án kéo dài do vướng mắc quy định của pháp luật dẫn đến tăng chi phí đầu tư. Cùng đó, nguồn cung giảm mạnh cũng là nguyên nhân khiến tăng giá.

Cuối 2022, nguy cơ nợ xấu lên tới 6%

Năm 2022, hàng loạt “cây đũa thần” xử lý nợ xấu sắp hết hạn khiến nguy cơ nợ xấu bùng phát trở lại. Các chuyên gia dự báo, nếu không sớm hoàn thiện quy định về xử lý nợ xấu, đến cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng có thể lên tới 6%.

Open Banking - Mô hình thúc đẩy ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng mở (Open Banking) đang dần trở thành hệ thống không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại hiện nay. Khi sử dụng hệ thống Open Banking, ngân hàng có thể cung cấp cho các tổ chức tài chính, các đối tác thứ ba khác, quyền truy cập thông tin dữ liệu mở hoặc truy cập bảo mật đến các dữ liệu đóng của một tổ chức hoặc khách hàng khi được phép thông qua Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) được bảo mật.

Môi giới làm ăn bát nháo, giá đất liên tục bị "thổi phồng"

Thời gian qua, môi giới bất động sản tại một số tỉnh, thành và Đồng Nai rất bát nháo. Các sàn giao dịch bất động sản mọc lên khắp nơi và số lượng người tham gia làm môi giới “cò đất” đông đúc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản ngày càng khó quản lý.