Kỹ năng sống

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ: Cứ ngủ ít đi 1 giờ, GPA của sinh viên năm nhất sẽ giảm 0,07 điểm

Sinh viên càng ngủ ít mỗi đêm, điểm trung bình của họ sẽ càng thấp - Đó là một nghiên cứu kéo dài 2 năm về thói quen ngủ của hơn 600 sinh viên năm nhất đại học thuộc Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi giờ ngủ trung bình hàng đêm bị mất đi sẽ giảm 0,07 điểm trong GPA cuối kỳ của sinh viên. David Creswell - tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Carnegie Mellon, cho biết khi một sinh viên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến điểm số của họ một cách rõ rệt.

"Bạn ngày càng tích lũy một khoản nợ lớn mang tên 'nợ ngủ'. Và điều đó ảnh hưởng khá tiêu cực đến khả năng học tập", David Creswell nói.

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ: Cứ ngủ ít đi 1 giờ, GPA của sinh viên năm nhất sẽ giảm 0,07 điểm - Ảnh 1.

Sinh viên càng ngủ ít mỗi đêm, điểm trung bình sẽ càng thấp. Ảnh: The NewYork Times

Trước đó cũng có khá nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa giấc ngủ với khả năng học tập của học sinh sinh viên. Một trong số đó phải kể đến nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Theo nghiên cứu, những sinh viên không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến điểm số thấp hơn 50%. Đặc biệt, những sinh viên đi ngủ sau 2 giờ sáng thì sẽ làm bài kiểm tra kém hơn, ngay cả khi họ ngủ đủ 7 tiếng. Những phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với thành công của sinh viên.

Giấc ngủ giúp não xử lý và lưu giữ thông tin mà nó đã học được. Khi ai đó bị thiếu ngủ, khả năng chú ý và trí nhớ cũng bị suy giảm. Song, sinh viên có rất nhiều áp lực cạnh tranh nên phải thức khuya ở trường đại học, đặc biệt là vào năm thứ nhất. Được biết, sinh viên trong nghiên cứu thường ngủ vào khoảng 2 giờ 30 sáng. Hầu như không có sinh viên nào đi ngủ trước nửa đêm và họ chỉ ngủ trung bình 6 tiếng rưỡi mỗi đêm.

Khuyến nghị về giấc ngủ

Các khuyến nghị về giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi và số lượng giấc ngủ mà một cá nhân cần có thể khác nhau. Nói chung, thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 tiếng. Còn đối với những người từ 18 đến 25 tuổi, thì nên giảm thời gian ngủ xuống còn 7 đến 9 tiếng. Dù không muốn "thuyết giảng" cho mọi người về những phát hiện này, nhưng nghiên cứu của Creswell đã chứng minh rằng việc ngủ đủ giấc có khả năng giúp tăng điểm trung bình của sinh viên.

Theo đó, Creswell và đội nhóm của mình đã thực hiện 5 nghiên cứu. Trong đó đối tượng chủ chốt là sinh viên năm nhất tại Carnegie Mellon, Đại học Notre Dame và Đại học Washington. Để theo dõi giấc ngủ, các sinh viên đã đeo Fitbit Flex hoặc Fitbit HR trong toàn bộ học kỳ. Tuy nhiên, họ tránh nghiên cứu thói quen ngủ của sinh viên trong các kỳ thi bởi vào khoảng thời gian đó, giấc ngủ của sinh viên trung bình sẽ giảm.

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ: Cứ ngủ ít đi 1 giờ, GPA của sinh viên năm nhất sẽ giảm 0,07 điểm - Ảnh 2.

Các khuyến nghị về giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi và số lượng giấc ngủ mà một cá nhân cần có thể khác nhau. Ảnh: The NewYork Times

Sau khi kiểm soát các yếu tố như sinh viên có ngủ trưa hay không, số tín chỉ lớp học và điểm trung bình của học kỳ trước - các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng giấc ngủ trung bình hàng đêm khả năng cao dự đoán điểm trung bình cuối kỳ tiếp theo. Việc sinh viên đi ngủ lúc mấy giờ và liệu giờ đi ngủ của họ có thay đổi hàng ngày hay không dường như không ảnh hưởng đến kết quả.

Ngủ không đủ giấc sẽ tạo ra tình trạng "nợ ngủ"

Ông Creswell không rõ tại sao ngủ ít lại khiến sinh viên có điểm trung bình thấp hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc ngủ trong thời gian dài hơn, không bị gián đoạn sẽ tạo điều kiện cho giấc ngủ REM, giai đoạn chuyển động mắt nhanh một cách vô thức tương ứng với hoạt động cao trong não. Ngược lại, giấc ngủ ngắn, ngủ không đủ giấc sẽ tạo ra tình trạng "nợ ngủ" theo thời gian, khiến sinh viên không thể tập trung.

Ông nói: "Những sinh viên này sẽ đến lớp với tình trạng buồn ngủ và dĩ nhiên, họ sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung và học tập".

Còn Aric Prather - nhà tâm lý học tại Đại học California ở San Francisco, đồng thời là tác giả của cuốn sách Đơn Thuốc Cho Giấc Ngủ, cho biết những phát hiện này có thể cung cấp thông tin về những thay đổi mang tính hệ thống tại các trường đại học, các chiến dịch hoặc hội thảo nhằm giúp sinh viên có giấc ngủ ngon hơn.

Aric nói: "Giấc ngủ giống như chất keo gắn kết cuộc sống của chúng ta với nhau trong nhiều lĩnh vực. Khi thứ đó biến mất, hoặc ít dính hơn, điều tồi tệ sẽ xảy ra".

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ: Cứ ngủ ít đi 1 giờ, GPA của sinh viên năm nhất sẽ giảm 0,07 điểm - Ảnh 3.

Thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ tạo ra tình trạng "nợ ngủ" theo thời gian, khiến sinh viên không thể tập trung. Ảnh: The NewYork Times

Grace Pilch - sinh viên năm nhất chuyên ngành thiết kế đồ họa sống trong ký túc xá tại Đại học Pennsylvania, cho biết cô cần ngủ ít nhất 8 tiếng để học tập và hoạt động thể chất.

Nữ sinh quan tâm đến việc ngủ đủ giấc ở trường đại học hơn là ở trường trung học vì "tiền học các môn ở bậc đại học rất đắt đỏ". Đến thời điểm hiện tại, cô đang giữ mức điểm trung bình (GPA) khoảng 3,8 - một mức điểm khá cao. Bí quyết là bởi Pilch và bạn cùng phòng của mình thường xây dựng thói quen đi ngủ lúc 11 giờ tối trong tuần.

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ: Cứ ngủ ít đi 1 giờ, GPA của sinh viên năm nhất sẽ giảm 0,07 điểm - Ảnh 4.

Thành công trong học tập sớm ở trường đại học có thể dự đoán liệu sinh viên có ở lại trường hay bỏ học nhiều năm sau đó. Ảnh: The NewYork Times

Creswell cho biết, thành công trong học tập sớm ở trường đại học có thể dự đoán liệu sinh viên có thể tốt nghiệp hay sẽ bỏ dở việc học giữa chừng và các chương trình của trường nhằm giải quyết thói quen ngủ có thể giúp sinh viên năm nhất vượt qua giai đoạn này. Ông nói: "Chúng tôi thực sự có thể dạy cho họ, trong năm đầu tiên ở trường đại học, các kiểu ngủ tốt hơn để đạt được thành tích học tập".

Tại Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, 200 sinh viên và nhân viên đã đăng ký khóa học trực tuyến kéo dài 7 tuần về xây dựng thói quen ngủ tốt hơn. Rebecca Huxta - giám đốc y tế công cộng và sức khỏe tại trường đại học, cho biết kể từ khi bắt đầu chương trình, những người tham gia đã báo cáo rằng các triệu chứng mất ngủ đã giảm đi.

Theo The Washington Post, Dailymail

Các tin khác

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt quay đầu giảm

Sáng nay (25/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cao nhất 117,5 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng bất ngờ bật tăng

Sáng nay (22/6), giá vàng trong nước lại quay đầu tăng trở lại. Theo đó, giá vàng miếng SJC tiến sát mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhẫn 117,5 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (9/6), giá vàng miếng SJC quanh mốc 117 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ sau 2 tháng, nhà đầu tư “đu" đỉnh vàng lỗ hơn 9 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng

Sáng nay (24/5), giá vàng đồng loạt tăng. Hiện giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 15 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.