Tài chính

Phụ thuộc rất nhiều vào 'mỏ năng lượng' Nga, châu Âu liệu có cách nào để 'quay xe'?

Người dân châu Âu đã phải chi trả số tiền lớn khi giá năng lượng leo thang, trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine leo thang. Sáng ngày 24/2, giá năng lượng quốc tế đã tăng "thẳng đứng", khi giá dầu thô Brent vượt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Giá khí đốt tự nhiên tăng tới 6,5%.

Hôm thứ Ba, Đức thông báo sẽ tạm dừng triển khai dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở biển Baltic. Đây là dự án nhằm tăng dòng chảy khí đốt trực tiếp của Nga đến Đức. Có thể thấy, EU đặc biệt phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Trong khi đó, hôm 23/2, Washington Post đưa tin EU đang lên kế hoạch tạo dựng sự độc lập đối với năng lượng của Nga. Kế hoạch này dự kiến sẽ được EC công bố vào tuần tới.

Vậy tại sao khu vực này lại phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga đến vậy?

Khí tự nhiên ở vùng Biển Bắc đã cạn kiệt

Theo Tim Schittekatte - nhà khoa học nghiên cứu tại MIT Energy Initiative và là chuyên gia về lưới điện châu Âu, trong những năm 1960 và 1970, châu Âu có khả năng cung cấp lượng khí đốt tự nhiên tương tự với lượng mà họ đang sử dụng.

Sản lượng sụt giảm do các mỏ khí đốt ở vùng Biển Bắc - vốn là nguồn sản xuất khí đốt tự nhiên đặc biệt quan trọng của Nga và Anh, bị cạn kiệt. Sau đó, Hà Lan thông báo họ sẽ đóng cửa hoàn toàn các mỏ khí đốt Groningen vì động đất.

Trong cùng thời gian đó, EU đã giảm sự phụ thuộc vào than đá để đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 và cắt giảm ít nhất 55% lượng khí thải vào năm 2030. Hiện tại, khoảng 20% công suất điện của EU là từ sản xuất than.

Theo Tổng cục Năng lượng EU, kể từ năm 2012, EU đã giảm khoảng 1/3 sản lượng điện than. Ngoài ra, Đức đã không chấp thuận các khoản đầu tư vào năng lượng hạt nhân với Đạo luật Năng lượng Nguyên tử vào năm 2011. Chỉ 13% năng lượng của châu Âu hiện đến từ năng lượng hạt nhân.

Khoảng 25% năng lượng tiêu thụ của EU đến từ khí đốt tự nhiên. Dầu và dầu mỏ, năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học, nhiên liệu hoá thạch rắn chiếm phần còn lại. 

Schittekatte cho hay: "Trong bối cảnh đó, việc sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga có hi phí thấp nhất. Thay vì đa dạng hoá nhà cung cấp, họ lại đa dạng hoá đường nhập khẩu khí đốt từ Nga."

Ngoài chi phí hợp lý, trữ lượng khí đốt của Nga cũng lớn hơn toàn bộ nguồn cung gần đs, theo George Erdmann - cựu chủ nhiệm Bộ môn Hệ thống Năng lượng tại Viện Công nghệ Năng lượng thuộc Đại học Công nghệ Berlin.

Erdmann cho biết, đối với khu vực trước đây là Đông Đức, khí đốt và dầu của Nga là nơi nhập khẩu năng lượng với mức giá phải chăng duy nhất. Cho đến nay, Nga đều sở hữu các hợp đồng dài hạn. Vì vậy, ngành công nghiệp khí đốt cho rằng Nga là đối tác thương mại khá đáng tin cậy.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dù EU phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng nhu cầu của cả khu vực đã đạt đỉnh vào năm 2010. EU đã và đang tập trung vào việc xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo. Song, quá trình xây dựng không đủ nhanh để loại bỏ sự phụ thuộc vào Nga.

Nguyên nhân một phần là do cơ sở hạ tầng năng lượng của EU không đủ để xử lý khả năng xảy ra gián đoạn của năng lượng tái tạo: khó có thể lưu trữ năng lượng từ các nguồn tái tạo ở những thời điểm không có mặt trời hay không có gió. EU đang thực hiện một số giải pháp như sử dụng pin năng lượng quy mô lớn và hydro "xanh", song vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

Peter Sobotka - nhà sáng lập và CEO của công ty chuyên về cải thiện hiệu quả mạng lưới phân phối năng lượng châu Âu Corinex, cho biết chiến lược này của EU phần lớn phụ thuộc vào việc lắp đặt các thiết bị năng lượng mặt trời nhỏ hơn của người tiêu dùng.

Ông nói: "Mô hình này đòi hỏi các khoản đầu tư lớn vào lưới điện để đưa năng lượng dư thừa đến những nơi cần dùng trong thời gian nhanh chóng. Hiện tại, công suất lưới điện không đủ để tăng việc sử dụng năng lượng tái tạo ở 1 số khu vực ở châu Âu, như Tây Ban Nha và Hà Lan."

Một số công ty đã nhận thức được vấn đề. E.ON - công ty năng lượng ở Đức, đã đầu tư 22 tỷ euro trong 5 năm tới để nâng cấp và số hoá các mạng lưới phân phối năng lượng của mình.

Sobotka nói: "Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine căng thẳng hơn, kế hoạch này bắt đầu hơi muộn." Ngoài ra, quá trình cấp phép cũng diễn ra chậm và thậm chí còn thể vấp phải sự phản đối của công chúng.

Theo Schittekatte, phần lớn điện tái tạo nên được đưa đến từ Biển Bắc thông qua gió ngoài khơi, nhưng khó khăn ở đây là việc đòi hỏi sự hợp tác đa phương. Đây cũng là yếu tố khiến chiến lược của EU chậm lại đáng kể.

Tham khảo CNBC

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

Sun Marina Town: Căn hộ 1 PN+1 đón đầu xu hướng du lịch 2022

Sự bùng nổ của ngành du lịch sau 2 năm đại dịch được dự báo sẽ mở ra cơ hội phục hồi kinh doanh dịch vụ lưu trú. Điều đó giải thích cho sức hấp dẫn của việc đầu tư căn hộ 1 phòng ngủ +1 Sun Marina Town nhằm đón đầu làn sóng du lịch đang trở lại mạnh mẽ.

Thói quen ăn quá nhiều loại gia vị này dẫn tới 6 hậu quả khôn lường, nhẹ thì loãng xương, nặng thì có thể bị ung thư, bệnh tiểu đường

Ăn mặn hay nhạt, nhiều muối hay ít muối là tùy theo khẩu vị của mỗi người. Có người thấy ăn nhạt ít muối ngon, nhưng có người lại cảm thấy ăn mặn nhiều muối thì đậm đà hơn. Tuy món ăn đậm đà ngon hơn, nhưng những món ăn như vậy lại có nguy cơ gây ra bệnh tật cao hơn.

BSR ra quân trồng cây tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ngãi

Thiết thực chào mừng Kỷ niệm 13 năm ngày Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xuất bán dòng sản phẩm thương mại đầu tiên ra thị trường (22/02/2009 - 22/02/2022) và triển khai Đề án trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2021 – 2025 tại Đình làng An Định, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Pharmacity nhận giải thưởng “Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2021” do Enterprise Asia bình chọn

Với những nỗ lực trong hành trình chăm sóc và nâng tầm sức khỏe người dân Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19, chuỗi nhà thuốc tiện lợi Pharmacity đã được công nhận là "Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2021" (Inspirational Brand 2021).

Hoa hậu Ngọc Diễm lạc quan BĐS nghỉ dưỡng sẽ bứt phá

Nổi tiếng về sự ‘mát tay’ trong lĩnh vực đầu tư BĐS, hoa hậu Ngọc Diễm vừa chia sẻ nhận định lạc quan về đà tăng trưởng của thị trường BĐS gắn với du lịch, nghỉ dưỡng trong thời gian sắp tới.