Kinh doanh

Phát triển thị trường vốn, cải thiện tiếp cận đất đai

Tóm tắt:
  • Khoảng 85% lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng đóng góp chỉ trên 50% GDP.
  • Cần cải thiện tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là SMEs, để thúc đẩy kinh tế tư nhân.
  • Việt Nam cần chiến lược dài hạn để phát triển thị trường vốn và nâng cao chất lượng nhân lực.
  • Giải pháp cần bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu và mở rộng quỹ đầu tư mạo hiểm.
  • Cần cải tạo cơ chế tiếp cận đất đai và giảm rào cản trong quy hoạch để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo PGS. TS Kim Ngọc, liên quan đến thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới, ưu tiên số 1 chính là cải thiện về tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân. Thực tế cho thấy, cho đến nay, mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng khu vực KTTN, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), gặp quá nhiều rào cản trong việc tiếp cận vốn vay.

Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi số về quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp, cần xây dựng chính sách và cơ chế bảo lãnh tín dụng cởi mở, thông thoáng hơn, thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện hơn, các kênh tiếp cận tài chính đa dạng hơn cho doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp trong ngành sản xuất - chế biến có nhu cầu vốn lớn.

Phát triển thị trường vốn, cải thiện tiếp cận đất đai ảnh 1
PGS.TS Phạm Thị Kim Ngọc

Chia sẻ về những giải pháp để thúc đẩy khối kinh tế tư nhân, hình thành các tập đoàn tư nhân lớn mạnh, theo bà Ngọc, Việt Nam cần chiến lược dài hạn trong cải cách thể chế, phát triển thị trường vốn, nâng cao chất lượng nhân lực và thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Với những chính sách phù hợp, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những doanh nghiệp tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, góp phần đưa nền kinh tế tiến xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Doanh nghiệp tư nhân, kể cả doanh nghiệp lớn vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn. Trong chừng mực nào đó, việc một tỉ trọng nguồn vốn lớn, không muốn nói là quá lớn, trong xã hội đang dồn vào thị trường bất động sản chưa được quản lí tốt khiến cho nguồn vốn dành cho các ngành sản xuất, kinh doanh khác bị thu hẹp. Lãi suất vay cao, văn hoá thế chấp bằng bất động sản, khiến cho các doanh nghiệp phi bất động sản, khó tiếp cận vốn.

“Tôi cho rằng cần có một nỗ lực mạnh mẽ, điều tiết lại, thu hẹp một cách hợp lí dòng vốn đổ vào bất động sản, mở rộng quỹ đầu tư mạo hiểm, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phi bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp.... Đặc biệt cần có chính sách mạnh mẽ hơn để phát triển thị trường vốn như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp”, bà Ngọc đề xuất.

Bà cũng cho rằng, hiện tại, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến năm 2023 chỉ đạt khoảng 60% GDP, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (120% GDP), Malaysia (140% GDP). Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, để xây dựng các tập đoàn lớn như Samsung, Hyundai, chính phủ nước này đã có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng các gói tín dụng ưu đãi, đồng thời phát triển mạnh thị trường vốn để giúp doanh nghiệp có thêm kênh huy động tài chính dài hạn.

Việt Nam cũng cần có chính sách tương tự, như mở rộng các quỹ đầu tư mạo hiểm, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, và cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi.

Cùng với mở rộng cải thiện tiếp cận vốn, cần có cơ chế hỗ trợ về tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp vì đây vẫn là vấn đề cực kì nan giải.

“Cần phải đổi mới tư duy và siết chặt kỷ cương về quy hoạch và quản lí quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất kinh doanh, thương mại.

Cần quy định và thực hiện nghiêm quy định về công khai nguồn cung diện tích đất và mặt bằng cho thuê để kinh doanh, thương mại; giảm bớt thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình giao đất, thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất/mặt bằng để giảm tình trạng “xin - cho”; xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp dành riêng cho SMEs với mức giá thuê đất hợp lí”, PGS TS Kim Ngọc đề xuất.

Nghiêm Huê

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Dự báo vàng tăng lên 200 triệu đồng/lượng, điều gì xảy ra?

Giá vàng trong nước sáng nay (31/3) tăng lên trên mốc 101,5 triệu đồng/lượng, phá vỡ kỷ lục lập trước đó. Chuyên gia cho rằng, về dài hạn, nhiều dự báo vàng có thể lên đến 3.500 USD/ounce, thậm chí 4.000 USD/ounce. Với mức duy trì trong nước và thế giới chênh nhau từ 4-5 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước có thể lên tới 150-200 triệu đồng/lượng.

Cần giải pháp đột phá về thể chế

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng (ảnh), giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân), cho rằng, kinh tế tư nhân so với năm đầu đổi mới đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, rào cản. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại một số rào cản khiến kinh tế tư nhân chưa phát triển được như mong muốn.