Tài chính

Phá kỉ lục 7 năm: Đồng rúp "quá mạnh" khiến quan chức Nga phải kêu gọi cho tiền rúp yếu đi

Đồng rúp mạnh kỉ lục

Đồng rúp tiếp tục tăng giá trên Sàn giao dịch Moscow hôm 20/6, đạt mức cao mới trong nhiều năm so với đồng USD. Hiện tượng này diễn ra bất chấp lời đề nghị của Ngân hàng Trung ương Nga hồi tuần trước về việc hủy bỏ các biện pháp kiểm soát tiền tệ vốn đã hỗ trợ đồng rúp khi Nga đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế.

Đồng tiền của Nga đã có thời điểm giảm xuống tỉ lệ 55,44 rúp/1 USD vào ngày 20/6, đây là tỷ giá hối đoái mạnh nhất của đồng này so với đồng tiền Mỹ kể từ tháng 6/2015, sau đó mức tỉ giá đã tăng nhẹ. Đồng rúp cũng được giao dịch ở mức chỉ khoảng 58 đồng rúp/1 đồng euro, cũng gần với mức cao nhất trong 7 năm qua.

Phá kỉ lục 7 năm: Đồng rúp quá mạnh khiến quan chức Nga phải kêu gọi cho tiền rúp yếu đi - Ảnh 1.

Sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục vào đầu tháng 3 do áp lực của các lệnh trừng phạt của phương Tây, đồng tiền này đã phục hồi nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kiểm soát vốn và một số động thái tài chính của Nga, các nhà kinh tế cho biết. Tuy nhiên, tuần trước, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga đã kêu gọi dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm soát vốn nhằm nỗ lực làm suy yếu đồng rúp.

Chính phủ cho rằng đồng tiền Nga "đang quá mạnh" vào lúc này, với một số quan chức cho rằng nên suy yếu đồng tiền này xuống còn từ 70 đến 80 rúp / đô la. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương và Phòng Kiểm toán nhà nước Nga đã lên tiếng phản đối các biện pháp can thiệp tiền tệ và ủng hộ chính sách điều tiết tỷ lệ lạm phát hiện tại.

Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt xuống mức trước khủng hoảng là 9,5%, lưu ý rằng rủi ro lạm phát đối với đất nước tiếp tục giảm bớt. Tỷ lệ này đã được tăng lên 20% sau khi Nga phải hứng chịu một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và các đồng minh vào cuối tháng 2.

Sự phục hồi nhanh chóng của đồng rúp cũng được cho là do giá năng lượng trên thị trường quốc tế tăng và yêu cầu thanh toán khí đốt của Moscow - yêu cầu các quốc gia 'không thân thiện' phải thanh toán nguồn cung cấp bằng tiền rúp của Nga.

EU không trừng phạt thực phẩm và phân bón Nga

RT dẫn lời Giám đốc Chính sách Đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết bất kỳ ai muốn mua thực phẩm và phân bón của Nga đều có thể làm điều đó một cách thoải mái và không cần lo ngại các lệnh trừng phạt bởi chúng không áp dụng đối với các sản phẩm này.

"Các biện pháp trừng phạt của chúng tôi không nhắm vào thực phẩm, không nhắm vào phân bón. Tất cả những ai muốn mua thực phẩm và phân bón của Nga, họ có thể làm điều đó mà không có trở ngại. Vì vậy họ có thể mua bán, chuyển nhượng”, ông Borrell nói với báo chí trước cuộc họp với các ngoại trưởng EU, vốn được triệu tập để tìm cách giải phóng lượng ngũ cốc Ukraine bị mắc kẹt tại các cảng Biển Đen trong bối cảnh xung đột quân sự đang diễn ra ở nước này.

Phá kỉ lục 7 năm: Đồng rúp quá mạnh khiến quan chức Nga phải kêu gọi cho tiền rúp yếu đi - Ảnh 2.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của EU vẫn nhắm vào hoạt động vận chuyển của Nga, ngăn không cho ngũ cốc và phân bón của nước này được chuyển đến thị trường toàn cầu. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng gia tăng, với giá lúa mì tăng cao kỷ lục trong vòng hai tháng qua.

Ukraine, vốn cũng là một nền kinh tế lớn, đã không thể xuất khẩu ngũ cốc của nước này bằng đường biển. WTO ước tính rằng từ 22 triệu đến 25 triệu tấn ngũ cốc hiện đang được lưu giữ tại các cảng của Ukraine. Trong khi các quốc gia phương Tây cáo buộc Nga ngăn chặn các hoạt động xuất khẩu này, thì Moscow nhiều lần tuyên bố rằng họ mong muốn cung cấp lối đi an toàn cho các tàu chở đầy ngũ cốc qua Biển Đen nhưng quân đội Ukraine gây khó khăn cho họ.

Theo ông Borrell, hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Ukraine "đang trở nên rất nguy hiểm không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với toàn thế giới."

"Tôi phải cảnh báo một lần nữa về nguy cơ xảy ra nạn đói lớn trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi, và chiến tranh đang tạo ra sự gia tăng giá cả và khan hiếm năng lượng và lương thực. Chúng tôi đang hỗ trợ các nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm mở lại các tuyến đường xuất khẩu từ Ukraine," ông nói.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thành phố Từ Sơn - Đón đầu xu hướng BĐS Trung tâm Vùng Thủ đô

Trong 10 năm trở lại đây, Hà Nội phát triển với tốc độ chóng mặt với sự xuất hiện của hàng loạt tòa nhà cao tầng và các khu đô thị hoành tráng. 10 năm qua, Hà Nội đã phát triển về phía Tây thì nay phía Đông và Đông Bắc với những tiềm năng to lớn trở thành điểm đến của người dân Thủ đô.

Kỳ Co Gateway – đón sóng đầu tư trên quốc lộ 19B tại Quy Nhơn

Sở hữu vị trí mặt tiền quốc lộ 19B - tuyến đường giao thông huyết mạch nối sân bay quốc tế Phù Cát và Khu kinh tế Nhơn Hội, Kỳ Co Gateway được đánh giá nằm trong “tọa độ hấp dẫn” đón sóng đầu tư lớn của thị trường bất động sản khu vực duyên hải miền Trung.

Từ 9X tay trắng tới bà chủ thương hiệu 17 chi nhánh, CEO Lép chia sẻ: "Làm thời trang mộng mơ là chưa đủ, cần cái đầu lạnh để nhìn vào thực tế và chịu áp lực"

“Ngày mới khởi nghiệp, để tiết kiệm chi phí, tôi cố gắng tự làm hết mọi việc từ may rèm, in bảng hiệu… Sáng mai khai trương thì 3 giờ sáng tôi vẫn đang lau nhà, treo đồ… Tuy vất vả nhưng rất hạnh phúc vì được sống đúng với niềm đam mê của mình” – CEO Nguyễn Ngọc Trâm kể về ngày đầu của thương hiệu váy hoa Lép.

Thực hư việc bán bất động sản “cắt lỗ” thời gian gần đây

Thời gian gần đây, nhiều thông tin về việc rao bán bất động sản cắt lỗ khi thị trường hạ nhiệt xuất hiện. Tuy nhiên, theo tìm hiểu việc bán lỗ mới chỉ tới từ những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn, ôm đất vị trí xấu hoặc cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Công ty riêng của Chủ tịch Lê Phước Vũ muốn thoái hết vốn tại Hoa Sen Group (HSG)

Động thái bán ra của công ty riêng của Chủ tịch diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu giảm sâu, cùng với sự điều chỉnh chung của thị trường. Trong khi đó, ngược lại với HSG, đại diện các bên khác lại tích cực mua vào như động thái hỗ trợ đà rơi cổ phiếu. Kết phiên hôm nay 20/6, giá cổ phiếu HSG giảm sàn còn 14.750 đồng/cp. So với đỉnh lịch sử thiết lập tháng 10 năm ngoái, giá cổ phiếu HSG đã rớt 70%.