Xã hội

Ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội với 100% số phiếu

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề để thực hiện công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, bầu chức danh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Theo ông Tuấn, thực hiện chủ trương về công tác nhân sự chủ chốt của thành phố, vừa qua Bộ Chính trị đã có quyết định điều động, phân công, giới thiệu nhân sự chức danh Phó Bí thư Thành uỷ để bầu giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cũng đã họp và ban hành nghị quyết về công tác cán bộ.

Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình chuẩn bị công tác giới thiệu nhân sự ứng cử đã được cơ quan có thẩm quyền của T.Ư và thành phố thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng cấp, quy trình, quy định.

Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội đã tiến hành các bước cụ thể để bầu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; tổ chức bỏ phiếu kín.

Kết quả, 100% đại biểu có mặt (93/93) bỏ phiếu đồng ý bầu ông Trần Sỹ Thanh giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

 Ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội với 100% số phiếu  - Ảnh 1.

Lãnh đạo TP tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh. Ảnh: Kinh tế Đô thị.

Ông Trần Sỹ Thanh sinh năm 1971, quê Nghệ An; là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XI (Dự khuyết), XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Ông Thanh từng kinh qua nhiều vị trí công tác như Chánh Văn phòng Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính); Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư; Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Tháng 4/2021, ông giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Giữa tháng 7/2022, ông nhận quyết định điều động về Hà Nội, làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

 Ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội với 100% số phiếu  - Ảnh 2.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Grab không có căn cứ thu “phụ phí nắng nóng”

Nếu Grab vì tài xế của mình thì nên có những chính sách phúc lợi khác, bởi việc thu “phụ phí nắng nóng” không có quy định nào cho phép và nó cũng không thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ…

Vụ chồng cũ lái ô tô "truy sát" vợ và bạn trai của vợ: Sức khỏe 2 nạn nhân hiện ra sao?

"Khuya 18/7, nạn nhân nam nhập viện trong trường hợp bị đa chấn thương, trong đó bị tràn khí màng phổi, gãy loạt xương sườn. Còn nạn nhân nữ bị rách da, tổn thương phần mềm... Hiện, nam bệnh nhân đã được bệnh viện phẫu thuật, nhưng vẫn đang trong quá trình theo dõi sức khỏe", bác sĩ Nhân thông tin.

Đằng sau trào lưu “lan tỏa việc tốt” trên TikTok

Trào lưu “lan tỏa việc tốt” trên TikTok đang thu hút lượng lớn lượt xem trên mạng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những “diễn viên” bất đắc dĩ trong các clip này thì lại không hề như vậy.

Khối ngoại mua ròng nhiều cổ phiếu ngân hàng, một mã sắp kín "room"

Sau 2 phiên tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay (22/7) đồng loạt điều chỉnh. Đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần, 15/27 cổ phiếu ngân hàng trong sắc đỏ trong khi 3 mã đứng giá tham chiếu và 9 mã tăng giá. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 8 cổ phiếu ngân hàng trong phiên này.

HoREA: Giá nhà bình dân khoảng 2 tỷ đồng cao gấp 20 lần thu nhập trung bình của người Việt

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, thị trường bất động sản đã xuất hiện tình trạng “giá nhà tăng liên tục” trong 5 năm gần đây. Giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại) cũng cao gấp khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, trong lúc giá nhà tại các nước công nghiệp phát triển chỉ cao gấp khoảng 6-7 lần mức thu nhập.

Cô gái 22 tuổi một mình đi du lịch 22 nước: Có năm đi liền 20 quốc gia nhờ ẵm 3 học bổng du học!

Ý thức được gia đình mình không có điều kiện, Thanh chọn cách "săn học bổng" du học để thỏa mãn đam mê được đi du lịch đến nhiều quốc gia trên thế giới. Nhờ ba học bổng ngắn hạn và trao đổi sinh viên, chỉ trong một năm, Thanh đã được đặt chân tới 20 quốc gia châu Âu.