Quản trị

100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam: Ngành ngân hàng chiếm sóng, Viettel vẫn top đầu

Mới đây, công ty tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance đã công bố bảng xếp hạng những công ty được định giá cao nhất Việt Nam năm 2023. Trong bảng xếp hạng năm nay, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục nắm giữ vị trí số một với mức định giá 8,9 tỷ USD, tăng thêm 100 triệu USD so với năm 2022.

Đây là năm thứ 8 liên tiếp Viettel nắm giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng của Brand Finance. Lần gần nhất một doanh nghiệp không phải Viettel nắm giữ vị trí số một là Vinamilk vào năm 2015.

Cũng theo bảng xếp hạng của Brand Finance, thương hiệu của Viettel có giá trị nhiều gần gấp ba lần đơn vị xếp thứ hai là Vinamilk (3 tỷ USD). Đồng thời, bảng xếp hạng của Brand Finance chỉ ra giá trị thương hiệu của Viettel chiếm hơn 35% tổng giá trị của 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.

Ngoài Viettel và Vinamilk, những thương hiệu được Brand Finance định giá cao nhất Việt Nam năm 2023 còn có VNPT (2,7 tỷ USD), Vietcombank (1,9 tỷ USD), Vinhomes (1,7 tỷ USD), Agribank (1,4 tỷ USD), BIDV (1,4 tỷ USD), Techcombank (1,4 tỷ USD), Petrovietnam (1,4 tỷ USD) và VietinBank (1,3 tỷ USD).

Giá trị thương hiệu Viettel bỏ đơn vị xếp thứ hai. (Nguồn: Brand Finance).

Chỉ có duy nhất BIDV là cái tên mới xuất hiện trong danh sách năm nay, thay cho Sabeco, thương hiệu giá trị thứ 5 tại Việt Nam trong năm 2022 (1,5 tỷ USD), song đã không còn góp mặt trong danh sách năm 2023.

Những cái tên còn lại dù đã xuất hiện trong danh sách năm ngoái, song thứ hạng và giá trị thương hiệu đã thay đổi. Chỉ có Viettel (thứ nhất) và Agribank (thứ 6) là giữ nguyên vị trí so với danh sách năm 2022.

Theo Brand Finance, với mức tăng trưởng lớn (tăng 105%, chiếm 2% tổng giá trị), ngành công nghệ đã và đang nổi lên như một ngành có tiềm năng lớn trước thời đại chuyển đổi số.

Đứng đầu ngành là FPT với giá trị thương hiệu 594.5 triệu USD, tăng 52%. Bên cạnh đó, CMC Corp vươn lên đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách thương hiệu công nghệ có chỉ số sức mạnh cao nhất Việt Nam.  

Ngành ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu chung là 47%, chiếm 30% tổng giá trị toàn ngành, với sự đóng góp của các thương hiệu Vietcombank (1,9 tỷ USD), Agribank (1,4 tỷ USD), BIDV (1,4 tỷ USD), Techcombank (1,4 tỷ USD), VP Bank (1,3 tỷ USD), MB (803,4 triệu USD),…

Ngoài ra, 9 thương hiệu ngân hàng lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng của Brand Finance năm nay gồm có TPBank, LPBank, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Eximbank, Ngân hàng Thương mại Kiên Long, CTCP Chứng khoán Bản Việt và NCB.

Bên cạnh đó, Brand Finance cũng công bố thêm danh sách về các thương hiệu mạnh nhất ở từng thị trường. Ngoài việc tính toán giá trị thương hiệu, Brand Finance cũng xác định sức mạnh tương đối của thương hiệu thông qua thẻ điểm cân bằng các chỉ số đánh giá đầu tư tiếp thị, vốn chủ sở hữu của các bên liên quan và hiệu quả kinh doanh.

Tuân theo ISO 20671, đánh giá của Brand Finance về vốn chủ sở hữu của các bên liên quan kết hợp dữ liệu nghiên cứu thị trường gốc từ hơn 100.000 người trả lời ở hơn 35 quốc gia và trên gần 30 lĩnh vực.

Dựa trên những tiêu chí này, Vietcombank (có giá trị thương hiệu tăng 600 triệu USD sau một năm) là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam trong năm 2022 với chỉ số Sức mạnh Thương hiệu (BSI) đạt 90,8/100, tương đương mức xếp hạng AAA+.

Vietcombank là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2023. (Nguồn: Brand Finance).

Đứng sau Vietcombank trong top 10 thương hiệu mạnh nhanh nhất năm 2023 lần lượt là MBBank (87,5/100, AAA), Vinpearl (86,4/100, AAA), Vinamilk (86/100, AAA), Viettel (85,2/100, AAA), BIDV (83,6/100, AAA-), Thế Giới Di Động (83,1/100, AAA-), Điện Máy Xanh (82,7/100, AAA-), Bách Hóa Xanh (82,4/100, AAA-) và VietinBank (82,1/100, AAA-).

BIDV là thương hiệu phát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2023. (Nguồn: Brand Finance).

Cuối cùng, với mức tăng trưởng 69%, BIDV chính là thương hiệu được Brand Finance đánh giá có mức tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2023. Đứng sau Bách Hóa Xanh lần lượt là FPT (52%), Techcombank (47%), VP Bank (47%), Vietcombank (43%), Wake-up (40%), SHB (31%), ACB (30%), MBBank (25%) và VietinBank (22%).

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/3), miền Bắc tiếp tục hình thái thời tiết nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Từ chiều tối và đêm 15/3, miền Bắc có thể đón không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét, vùng núi rét đậm, rét hại.

Savills: Chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập tại TP.HCM cao thứ 2 trong khu vực

Việc sở hữu một ngôi nhà là mong muốn chính đáng của người dân ở mỗi quốc gia và được các Chính phủ chú trọng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết bài toán nhà ở. Ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM, khả năng chi trả cho nhà ở, dù là thuê hay mua, là một thách thức lớn đòi hòi sự can thiệp của Chính phủ ở nhiều khía cạnh.

Bi hài khách mua ép giá chủ nhà: “Anh chị trả giá nhà em mới tới tầng 1 à, nhà em còn 3 lầu nữa!”

Tình trạng người mua liên tục trả giá, thậm chí “trả bỏ” (tức trả xong rồi đi) vẫn diễn ra trên thị trường nhà đất. Đây cũng là lý do dù đã giảm giá nhưng rất ít giao dịch đi đến thành công, phần lớn vì tâm lý người mua còn kì vọng giá giảm thêm.