Kỹ năng sống

Nguyên tắc "5 ăn - 4 bỏ" trong bữa cơm mà người tiểu đường cần nhớ để không làm đường huyết tăng vọt, gây biến chứng tim mạch và mạch máu não

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, thận và mạch máu não. Trong việc điều chỉnh đường huyết, có thể thấy chế độ ăn là vấn đề rất quan trọng. Người bệnh tiểu đường cần ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng mong muốn.

Nguyên tắc 5 ăn - 4 bỏ trong bữa cơm mà người tiểu đường cần nhớ để không làm đường huyết tăng vọt, gây biến chứng tim mạch và mạch máu não - Ảnh 1.

Trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, cần sử dụng vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.

4 món người tiểu đường không nên tiêu thụ nhiều

1. Các loại mì

Các loại mì là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hiện nay, vừa tiện lợi, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, mì cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột nên sau khi đi vào cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển hóa nhanh. Điều đó khiến cho người tiểu đường không thể kiểm soát được tình trạng bệnh.

Nguyên tắc 5 ăn - 4 bỏ trong bữa cơm mà người tiểu đường cần nhớ để không làm đường huyết tăng vọt, gây biến chứng tim mạch và mạch máu não - Ảnh 2.

2. Cháo

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, nếu muốn ổn định đường huyết trong cơ thể thì không nên ăn nhiều cháo trắng. Cháo trắng tuy rất đơn sơ, ít dinh dưỡng nhưng vì cháo trắng mềm, loãng nên sẽ dẫn đến việc cơ thể hấp thụ carbohydrate dưới dạng tinh bột quá nhiều, quá nhanh. Như vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết, gây ra bệnh tiểu đường và nguy cơ biến chứng.

3. Thực phẩm giàu chất béo

Không chỉ có đường, chất béo cũng có thể làm tăng gánh nặng chuyển hóa của cơ thể, dễ gây tích tụ mỡ. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tế bào gan, đồng thời sẽ khiến lượng đường trong máu tăng liên tục, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

Nguyên tắc 5 ăn - 4 bỏ trong bữa cơm mà người tiểu đường cần nhớ để không làm đường huyết tăng vọt, gây biến chứng tim mạch và mạch máu não - Ảnh 3.

4. Gạo nếp

Không chỉ có gạo trắng mới làm tăng đường huyết, gạo nếp thực sự có chỉ số đường huyết rất cao. Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường, rồi nhanh chóng đi vào mạch máu. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

Nếu muốn ổn định đường huyết, bác sĩ khuyên nên ăn 5 loại trái cây

1. Chanh: Chanh rất giàu vitamin C, tốt cho việc làm đẹp và chăm sóc da. Ngoài ra còn có thể giúp tăng cường độ đàn hồi của mạch máu. Đặc biệt là các nguyên tố enzyme trong chanh có thể giúp thúc đẩy quá trình bài tiết insulin, hạ thấp lượng đường trong máu. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

2. Cam: Cam ít đường, giàu vitamin C, axit xitric, pectin, rutin và các chất khác có tác dụng phòng ngừa tốt bệnh võng mạc do đái tháo đường, đồng thời có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim,….

3. Lê: Lê không chỉ có tác dụng giúp thông phổi, ẩm phổi mà còn rất giàu chất xơ, có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

4. Táo gai: Vị chua ngọt của táo gai không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp điều hòa lượng đường trong máu. Nó còn có tác dụng sửa chữa các tế bào mạch máu bị tổn thương, làm giãn nở mạch máu.

Nguyên tắc 5 ăn - 4 bỏ trong bữa cơm mà người tiểu đường cần nhớ để không làm đường huyết tăng vọt, gây biến chứng tim mạch và mạch máu não - Ảnh 4.

5. Quả kiwi: Quả kiwi có hàm lượng đường và chất béo thấp, là loại thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh rất tốt. Thêm vào đó, chất inositol dồi dào trong trái kiwi có thể điều chỉnh sự chuyển hóa đường, do đó làm giảm lượng đường trong máu.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Xét xử phúc thẩm vụ án tại OceanBank Hải Phòng

Theo án sơ thẩm, Trần Thị Kim Chi án tử hình tội Tham ô tài sản; bị cáo Lê Vương Hoàng, Nguyễn Thị Minh Huệ hình phạt tù chung, bị cáo Chu Văn Nha hình phạt 20 năm tù tội Tham ô tài sản.

Đã có căn cước công dân mới có còn được sử dụng chứng minh thư cũ?

Hiện nay, không ít trường hợp do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục quên thu lại… mà sau khi làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) mới, người dân vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân cũ (CMND). Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc có được sử dụng cùng lúc 2 loại giấy tờ này hay không.

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra Báo cáo tổng kết, dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời gian áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể, Ủy ban Kinh tế thẩm tra Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 42/2017/QH17/QH14 và dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời gian áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH17/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Người đàn ông 6 lần chiến thắng ung thư, 5 đợt xạ trị và 3 đợt hóa trị tưởng chừng dài đằng đẵng: Nằm trên giường bệnh mới thấy được sống mỗi ngày thật quý

Cuộc sống sẽ như thế nào sau 6 lần đánh bại căn bệnh ung thư? Cơ thể cảm thấy thế nào sau 5 đợt xạ trị và 3 đợt hóa trị? Không nhiều người có thể sống sót để kể lại trải nghiệm này nhưng ông Narendra Kumar Choudhary (67 tuổi) thì có.