Xã hội

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn chuyển đầu tư sang Việt Nam

Báo cáo với chủ đề tiêu điểm Đông Nam Á được thực hiện với hơn 1.500 công ty từ 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Anh và Mỹ, cho thấy 21% các công ty Ấn Độ đang hoặc dự định thiết lập hoạt động tại Đông Nam Á có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 2 năm tới. Bên cạnh đó, 26% doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang hướng đến ưu tiên tăng trưởng tại đây.

Báo cáo của HSBC cũng chỉ ra khoảng 30% công ty được khảo sát cho rằng lực lượng lao động có kỹ năng là đặc điểm hấp dẫn nhất của thị trường với doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, 27% số doanh nghiệp được hỏi lại cho rằng triển vọng kinh tế lạc quan của đất nước, giá nhân công cạnh tranh và tinh thần kiên cường vượt qua dịch Covid-19 là ưu thế của Việt Nam.

Cụ thể, có 39% các công ty Ấn Độ lựa chọn Việt Nam do cơ sở hạ tầng phát triển và 49% ưa chuộng vì những hỗ trợ từ Chính phủ, môi trường pháp lý; 36% công ty Mỹ cho biết thị trường Việt Nam thu hút họ vì có nhiều cơ hội để thử nghiệm và phát triển các sản phẩm, giải pháp mới.

Đặc biệt, có tới 49% số công ty được khảo sát, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, muốn tận dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để tăng cường và hỗ trợ hoạt động giao thương của họ với khu vực này.

Ngoài ra, báo cáo của HSBC còn cho thấy 33% công ty cho rằng họ phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung ứng do tác động của đại dịch khi kinh doanh tại Việt Nam. Các vấn đề về văn hóa, bao gồm hạn chế về ngôn ngữ và cách thức kinh doanh cũng khiến các doanh nghiệp quan ngại; 31% công ty cho rằng đây là một thách thức đặc biệt đối với họ ở Việt Nam.

Ngoài ra, khoảng 31% doanh nghiệp tham gia khảo sát đang hoạt động tại Việt Nam lo lắng rằng các quy định và quy tắc mới về giảm thiểu CO2 có thể ảnh hưởng đến họ. Vì vậy, một số công ty nhận thấy cần phải cải thiện kiến thức về phát triển bền vững cho nhân sự của mình, trong khi, 36% công ty cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên có kỹ năng phù hợp về phát triển bền vững.

Ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, cho rằng Việt Nam là một ví dụ điển hình trong việc kiểm soát thành công dịch Covid-19, nhanh chóng triển khai chương trình vaccine, từ đó tiến tới phục hồi và tái mở cửa nền kinh tế. Với những yếu tố cơ bản vững chắc và vị thế là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam hiện đang vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất trên thế giới, nhờ những chính sách ưu đãi của Chính phủ, đặc biệt trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Với những yếu tố cơ bản vững chắc và vị thế là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp quốc tế, Việt Nam đang dần vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất của thế giới.

“Thông qua những trao đổi của HSBC Việt Nam với các khách hàng doanh nghiệp đa quốc gia, chúng tôi tin rằng xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư đến Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài”, ông Tim Evans nói.

Cũng theo HSBC Việt Nam, việc phát triển bền vững và chuyển đổi sang cân bằng phát thải sẽ tạo ra những cơ hội lớn sau khi Việt Nam công bố những cam kết đầy tham vọng sau Hội nghị COP26.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Quy mô trái phiếu riêng lẻ vượt 780.000 tỷ, Bộ Tài chính đang tổ chức các đợt thanh tra doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ

Trái phiếu phát hành riêng lẻ năm 2021 đến giữa tháng 5/2022 đã vượt 780.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ; và sẽ phối hợp với NHNN trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về TPDN riêng lẻ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin cho Bộ Công an khi có các dấu hiệu nghi ngờ trong quá trình thanh, kiểm tra.

Vốn FDI vào Việt Nam giảm tháng thứ 4 liên tiếp

Tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021, đây là tháng thứ 4 kể từ đầu năm ghi nhận xu hướng giảm của dòng vốn FDI vào Việt Nam.