Tài chính

Ngân hàng vừa lên sàn HOSE chuẩn bị chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ hơn 51%

Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank - Mã: VAB) thông báo phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu là ngày 15/8/2025.

Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 276,4 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp, tương ứng tỷ lệ 51,19% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được thêm 51,19 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2024 và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (theo kết quả Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2024 phù hợp với quy định pháp luật. Trong đó, nguồn từ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 2.604 tỷ và nguồn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là hơn 160 tỷ. 

Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của VietABank sẽ tăng từ gần 5.400 tỷ đồng lên mức 8.164 tỷ đồng. So với phương án tăng vốn đợt một được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 26/4, đợt phát hành này đã giảm quy mô 87 tỷ đồng.

Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, cổ đông VietABank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ gần 5.400 tỷ đồng lên 11.582 tỷ đồng, tương đương mức tăng 114% (thêm 6.183 tỷ đồng) thông qua ba hình thức phát hành cổ phiếu.

Cụ thể ba hình thức là phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (2.851 tỷ đồng); phát hành cổ phiếu chào bán cho người lao động  (200 tỷ đồng); phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu (3.132 tỷ đồng).

Cấu phần đầu tiên, ngân hàng sẽ phát hành tối đa hơn 285 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp, tương ứng tỷ lệ 52,8% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được thêm 52,8 cổ phiếu mới).

Cấu phần thứ hai, ngân hàng dự kiến phát hành 20 triệu cổ phiếu ESOP, tỷ lệ phát hành 3,7% với tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành chương trình ESOP trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm được Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phương án phát hành ESOP.

Cấu phần thứ ba là phát hành hơn 313 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ thực hiện quyền là 58% (cổ đông sở hữu 100 quyền mua sẽ nhận được quyền mua 58 cổ phiếu mới), giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cp.

Tính đến hết tháng 3/2025, vốn điều lệ VAB đang ở mức 5.400 tỷ đồng, đứng thứ 24 trên bảng xếp hạng quy mô vốn điều lệ toàn ngành.

Ngày 22/7 mới đây, VietABank đã chính thức niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 5.399 tỷ đồng theo mệnh giá.

Trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu VAB có giá tham chiếu là 14.250 đồng/cổ phiếu, với biên độ dao động giá ±20%. Cổ phiếu tăng giá mạnh 7,37% trong phiên đầu tiên, tuy nhiên quay đầu giảm sau đó, hiện thị giá của VAB dừng ở mức 14.950 đồng/cp.

Về kết quả kinh doanh, VietABank vừa công bố báo cáo tài chính quý II với lợi nhuận trước thuế đạt 361 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế là 283 tỷ đồng, tăng %. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 714 tỷ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, VietABank là ngân hàng đầu tiên ghi nhận số dư nợ xấu giảm trong nửa đầu năm 2025. Tính đến ngày 30/6, số dư nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của VietABank ở mức 972 tỷ đồng, giảm 11% so với đầu năm. Cả ba nhóm nợ nói trên đều đồng thời sụt giảm so với đầu năm, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) giảm mạnh nhất (67%), từ gần 14 tỷ đồng về còn hơn 4 tỷ đồng. 

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (25/7), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng SJC về dưới mốc 122 triệu đồng/lượng, giảm tới 1 triệu đồng/lượng so với sáng qua.

Retreat Island: Biệt thự đảo signature của Ecopark ra mắt tại miền Nam

Là dòng sản phẩm khẳng định thương hiệu của nhà sáng lập Ecopark trong kiến tạo môi trường sống hài hòa giữa thiên nhiên, biệt thự đảo Retreat Island thừa hưởng tinh hoa đúc kết từ chính sự thành công của Ecopark tại các phân khu biệt thự đảo trước đó như biệt thự đảo Ecopark Hưng Yên, biệt thự đảo Central Island, Đảo Châu Âu (Eco Central Park).

Hiện trạng bốn dòng sông ô nhiễm sắp được hồi sinh ở Hà Nội

Ngày 22/7, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt dự án tổng thể đầu tư xây dựng bổ cập nước, cải tạo chỉnh trang sông Tô Lịch và nghiên cứu giải pháp bổ cập nước đối với sông Kim Ngưu, Lừ, Sét. Hà Nội kỳ vọng sẽ "thay áo mới" cho các dòng sông, trả lại diện mạo xanh, sạch và thân thiện với người dân.