Tài chính

Ngân hàng UOB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam quý 3 sẽ đạt 7,6%, tỷ giá sẽ lên 23.500 đồng/USD vào cuối năm

Bộ phận Kinh tế toàn cầu và Nghiên cứu thị trường của Ngân hàng UOB vừa công bố Báo cáo tăng trưởng quý 2022 và dự báo quý 3 năm 2022, trong đó có đề cập đến thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo, trước động thái tăng lãi suất của FED trong bối cảnh nước Mỹ liên tục ghi nhận những kỷ lục lạm phát mới và lo ngại về sự suy thoái của Trung Quốc, VND không đứng ngoài xu thế giảm giá của các đồng tiền châu Á. UOB trích dẫn con số biến động của tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1,7% trong quý 2/2022 lên 23.215, mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2020.

Các chuyên gia cho rằng mức tăng của tỷ lệ USD/VND được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát. Thực tế, xu hướng giảm của VND vẫn khiêm tốn khi so sánh với Chỉ số các đồng tiền châu Á (ADXY), đã giảm hơn 4% trong quý này.

Dự báo về xu hướng tương lai, UOB nhận định các đồng tiền mới nổi ở châu Á bao gồm VND sẽ đối mặt với áp lực giảm giá thêm nữa khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng thêm lãi suất trong nửa cuối năm 2022. Trên cơ sở đó, bộ phận phân tích dự báo tỷ giá USD/VND sẽ đạt mốc 23.400 trong quý 3/2022, 23.500 trong quý 4/2022, 23.550 trong quý 1/2023 và 23.600 trong quý 2/2023.

Theo tổ chức này, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định trong bối cảnh rủi ro bên ngoài gia tăng. Dữ liệu gần đây cho thấy đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn giữ nguyên trong quý 2/2022, lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng mạnh (tăng trưởng 9,24% so với cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã dần tăng trở lại trong tháng 5 bất chấp bối cảnh bất ổn từ xung đột Nga-Ukraine và giá hàng hóa tăng. Ngoài ra, Tổng thương mại bán kẻ trong 5 tháng đầu năm năm tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước, được hỗ trợ bởi sự hồi phục của lĩnh vực du lịch như lưu trú & ẩm thực tăng trưởng trở lại sau đại dịch COVID-19.

Dự báo về mức độ tăng trưởng GDP, UOB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức 6,5%, trong đó tăng trưởng GDP quý 2 và quý 3 lần lượt là 6% và 7,6%. Mức 6,5% cho năm nay cũng phù hợp với kế hoạch của Chính phủ là 6-6,5%. Dự báo dựa trên kỳ vọng các hoạt động sản xuất, đầu tư, du lịch hoạt động bình thường trở lại sau khi đã dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 trong nước.

Mặc dù vậy, các chuyên gia của ngân hàng UOB cũng xem xét đánh giá một số rủi ro bên ngoài như xung đột Nga-Ukraine tác động đến giá cả hàng hóa; gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt toàn cầu; và rủi ro về COVID-19. Trong số những rủi ro này, việc giá năng lượng và thực phẩm toàn cầu tăng cao cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã góp phần làm tăng chi phí lạm phát ở Việt Nam.

Các chuyên gia dự báo tỷ lệ lạm phát chính của Việt Nam ở mức 3,7% vào năm 2022 nhưng sẽ tăng lên mức 5% vào năm 2023.

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thị trường chứng khoán (22/6): Trụ GAS kéo lùi chỉ số, VN-Index giảm hơn 3 điểm bất chấp nỗ lực hồi phục của nhóm "bank, chứng, thép"

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.169,27 điểm, giảm hơn 3 điểm với thanh khoản giảm nhẹ. Tại nhóm vốn hóa lớn, GAS và POW tiếp tục là hai mã nằm sàn. Với vốn hóa thị trường lớn, GAS là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường chung khi riêng cổ phiếu này đã lấy đi gần 4,2 điểm của chỉ số chính.

Bất động sản Nhà Bè thời điểm này có gì đáng chú ý?

Mới đây, sự xuất hiện của KĐT GS Metrocity Nhà Bè quy mô 350 ha sẽ là khu đô thị lớn nhất ở khu Nam Sài Gòn sau khi hoàn thành đang khiến thị trường BĐS Nhà Bè rục rịch ăn theo, sau thời gian “lặng sóng” vì Covid-19.