Tài chính

Muôn nẻo chuyện nghề tín dụng ngân hàng bán kèm bảo hiểm: Không doạ không ép, làm sao khách vay vốn vẫn phải đặt bút ký hợp đồng?

Trong khi nhiều ông chủ nhà băng đang hân hoan với kết quả kinh doanh bảo hiểm tháng 01 năm 2022 thì với nhiều khách hàng vay vốn, "nước mắt tuôn rơi" khi phải bấm bụng đặt bút ký vào hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dù lòng không muốn.

Muôn nẻo chuyện nghề tín dụng ngân hàng bán kèm bảo hiểm: Không doạ không ép, làm sao khách vay vốn vẫn phải đặt bút ký hợp đồng? - Ảnh 1.

Sau những cái bắt tay chiến lược giữa Ngân hàng và Công ty bảo hiểm, khách hàng có thật sự hưởng lợi?

Dư luận và các phương tiện đại chúng đã nhiều lần đăng tin phản ánh tình trạng "Muốn vay vốn tại Ngân hàng thì phải mua bảo hiểm nhân thọ", các ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp, quy định để chấn chỉnh nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Bộ Tài chính đã có công văn số 8533/BTC-QLBH gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, yêu cầu rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xử lý nghiêm những trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Tuy nhiên, rất khó xử phạt một cá nhân hay tổ chức tín dụng vì lỗi "ép" khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng, vì trên thực tế chủ trương của các nhà băng không bao giờ "ép" khách hàng.

Thông thường, các ngân hàng hiện nay sẽ đưa ra những "gói sản phẩm" khác nhau dành cho các khách hàng lựa chọn, theo đó, lãi suất cho vay không kèm bảo hiểm nhân thọ và lãi suất cho vay có tham gia bảo hiểm nhân thọ là khác nhau.

Đương nhiên, khách hàng nếu tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn. Đứng trên bài toán lợi ích, khách hàng có thể đưa ra sự lựa chọn, có hay không tham gia bảo hiểm nhân thọ, hoặc tham gia với giá trị phí là bao nhiêu.

Muôn nẻo chuyện nghề tín dụng ngân hàng bán kèm bảo hiểm: Không doạ không ép, làm sao khách vay vốn vẫn phải đặt bút ký hợp đồng? - Ảnh 2.

Có nhiều ý kiến xoay quanh câu hỏi này khi được đặt ra trên diễn đàn bảo hiểm "Như vậy phải chăng ngân hàng đang dùng quyền lực mềm để bắt khách hàng tham gia bảo hiểm?"

Thực ra bản thân các nhà băng khi đã ký vào những hợp đồng liên kết bảo hiểm hàng trăm triệu USD cũng phải gánh trên vai chỉ tiêu bán bảo hiểm, vì vậy trong chiến thuật kinh doanh của mình, họ có thể chấp nhận hi sinh một phần lợi nhuận từ lãi vay để thu về phí bảo hiểm.

Thế nhưng, nhân viên tư vấn trực tiếp vì muốn bán được bảo hiểm nên có thể thiếu minh bạch trong việc đưa ra thông tin đầy đủ về lãi suất gói vay ngay từ đầu để khách hàng cân nhắc, đẩy khách hàng vào thế đã rồi.

Chẳng hạn, ban đầu giới thiệu lãi suất ưu đãi 6%/năm, sau đó đến trước khi khách hàng đặt bút ký giấy nhận nợ, nhân viên mới nói thêm "mức 6% là lãi suất nếu anh/chị tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nếu không lãi suất sẽ là 8%".

Khách hàng lúc đó tái mặt khi hợp đồng thế chấp đã ký, sổ đỏ đã đăng ký thế chấp, đành "bấm bụng", hoặc lựa chọn tham gia bảo hiểm để được lãi suất thấp hoặc chấp nhận giải ngân với lãi suất cao.

Một trường hợp khác, nhân viên tư vấn lãi suất ưu đãi và không ưu đãi ngay từ đầu. Khách hàng chọn lãi suất cao, kiên quyết không tham gia bảo hiểm nhân thọ. Cứ tưởng như vậy là ổn, ai ngờ: "Trên danh nghĩa nói là cho khách hàng lựa chọn nhưng chọn không tham gia bảo hiểm thì hồ sơ ngâm rất lâu, chờ đến cả tháng trời mới được giải ngân."

Hay như một người khác để lại bình luận: "Ban đầu tư vấn bảo hiểm, nhân viên ngọt ngào nhiệt tình lắm. Sau bảo không tham gia bảo hiểm, quay ngoắt 180 độ, nói luôn là ‘khoản vay của anh chị không tự nguyện mua bảo hiểm nhân thọ nên sếp em chưa duyệt, anh chị chờ ít hôm em trình tiếp’”.

Anh T - một người làm kinh doanh tại Hà Nội từng người tuyên bố cạch mặt Ngân hàng X vì một trải nghiệm rất không vui. “Hẹn với người bán thời gian trả tiền nhà, nhân viên tín dụng hứa như đinh đóng cột ngày giờ ấy sẽ giải ngân. Đến phút cuối cùng lại bảo, hồ sơ của anh phải tham gia bảo hiểm mới giải ngân được trong hôm nay."

Bên cạnh những khách hàng "thừa nhận" từng phải tham gia gói bảo hiểm nhân thọ năm đầu để được giải ngân thì cũng có những khách hàng rất "cứng".

"Ép hay không ở khách hàng thôi. Tôi cũng là người vay ngân hàng bị ép mua bảo hiểm với lý do là để bảo vệ khoản vay, nếu có vấn đề gì thì có bảo hiểm lo. Tôi nói thẳng luôn có vấn đề không trả được thì sẽ thanh lý tài sản thế chấp. Cho vay thì vay, không thì trả lại hồ sơ tôi đi vay ngân hàng khác".

Cũng theo người này chia sẻ, trước thái độ quyết liệt của anh, cuối cùng Ngân hàng vẫn xét duyệt hồ sơ vay vốn mà không yêu cầu mua bảo hiểm.

Đồng tình với anh, một số người khác bày tỏ quan điểm: "Ép mua bảo hiểm thì sang ngân hàng khác thôi. Ngân hàng đâu có thiếu."

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng chuyển dịch hồ sơ vay. Thứ nhất, vì thời gian giải quyết một bộ hồ sơ vay thường mất vài ngày đến thậm chí vài tuần, nên khi khách hàng đã có kế hoạch sử dụng tiền không phải ai cũng có thể rút hồ sơ thực hiện lại từ đầu ở ngân hàng khác.

Thứ hai, khách hàng ngại mất công làm lại từ đầu những khâu như thẩm định tài sản, thẩm định nguồn trả nợ,...

Thứ ba, rủi ro bị lưu vết CIC khiến ngân hàng sau nghi ngờ. Khi một ngân hàng đã tra CIC (thông tin lịch sử tín dụng) của bạn, lịch sử này được lưu lại và Ngân hàng khác khi nhận hồ sơ sẽ đặt ra câu hỏi "Tại sao Ngân hàng trước đó không cho vay?"

Thứ tư, có những khách hàng tài chính yếu hoặc tài sản bảo đảm ở vùng ngoại thành, ngoại ô, tài sản của bên thứ ba,... hồ sơ có một điểm trừ nào đó, khiến cho khách hàng trở thành "cửa dưới" với ngân hàng, bắt buộc phải mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân.

Trước tình trạng này, thiết nghĩ mỗi khách hàng khi có nộp hồ sơ vay vốn ở ngân hàng cần xác định rõ bản thân và gia đình có nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ không? Nếu không, hoặc đã tham gia thì nên trao đổi rõ ràng và thẳng thắn với nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ ngay từ đầu về nhu cầu của mình.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng nên tìm hiểu qua về trình tự, thủ tục hồ sơ vay vốn của Ngân hàng để nắm rõ được về thời gian, chi phí,... Cuối cùng, việc sử dụng vốn vay nên có kế hoạch để tránh rơi vào tình trạng gấp gáp, bị động.

Trong trường hợp nhận thấy nhân viên tín dụng có dấu hiệu "gây khó dễ" hồ sơ khi không tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể liên lạc với đường dây nóng các Ngân hàng để phản ánh.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

VNDirect: Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn được hưởng lợi trong dài hạn

Với mặt bằng giá dầu được dự báo neo cao trong thời gian tới, VNDirect tin rằng nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ không chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn, mà triển vọng dài hạn cũng sẽ được củng cố hơn khi giá dầu cao sẽ thúc đẩy các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, giúp cải thiện nền tảng cơ bản của ngành.

Loạt dự án đô thị, nghỉ dưỡng gần 7.200 tỷ đồng tại Quảng Trị nằm "bất động" nhiều năm

Mặc dù UBND tỉnh Quảng Trị và các ngành chức năng, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cũng như kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhưng 5 dự án khu đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có tổng mức đầu tư 7.182 tỷ đồng, được cấp phép chủ trương đầu tư nhiều năm nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ hoặc chưa chấp hành các quy định về đầu tư.

Từ clip đến đời thực: Hé lộ phương thức cò đất lùa khách lên xe ra “chợ trời”, chạy marathon chốt cọc đất nền rầm rộ

Không khí mua bán rộn ràng, náo nhiệt, cộng với việc sales hứa hẹn sẽ giúp bán "lướt sóng" để lời 100-200 triệu đồng khiến vị khách không ngại ngần xuống tiền mua trả góp miếng đất. Lời đâu chưa thấy, chỉ thấy người này đã lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Ngành Thuế điểm mặt 3 chiêu trò "né" thuế chuyển nhượng bất động sản, đề xuất quy định mới để "siết"

Thời gian qua Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp phối hợp với cơ quan Công an quản lý địa bàn, chuyển cơ quan Công an điều tra các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, không kê khai, hoặc kê khai giá trên hợp đồng, hóa đơn thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng. Mới đây, Tổng cục Thuế đã chỉ ra 3 thủ đoạn, chiêu trò cơ bản của những đối tượng trốn thuế, tránh thuế.