Xã hội

Mùa hè năm 2022, nắng nóng có gay gắt và kéo dài?

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, mùa bão năm 2022 có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình hàng năm (TBNN). Dự báo, từ nay đến khoảng nửa đầu tháng 6/2022 ít có khả năng xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông.

Giai đoạn tháng 7-8/2022 bão và ATNĐ có khả năng bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc Biển Đông và gia tăng tần suất trong những tháng tiếp theo, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong những tháng 8-9/2022.

Nhận định, số lượng bão và ATNĐ trong năm 2022 có khoảng 10-12 cơn hoạt động trên Biển Đông (trung bình 12-14 bão/ATNĐ) và có khoảng từ 4-6 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Cơ quan khí tượng lưu ý, cần đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển trong các tháng mùa mưa bão năm 2022.

Mùa hè năm 2022, nắng nóng có gay gắt và kéo dài? - 1

Mùa bão năm 2022 khả năng sẽ đến muộn và số lượng ít hơn so với trung bình nhiều năm. Ảnh minh họa.

Đối với thời tiết trong các tháng chuyển mùa từ lạnh sang nóng (từ tháng 4-5/2022) cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Nhận định về tình hình nắng nóng năm 2022, cơ quan khí tượng cho hay, nắng nóng tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xuất hiện tương đương với TBNN, nhưng không gay gắt và kéo dài.

Nhiệt độ trung bình trong các tháng 4/2022 trên cả nước phổ biến thấp hơn 0,5-1 độ C so với TBNN cùng thời kỳ. Từ tháng 5-8/2022 nhiệt độ trên cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ, riêng tháng 7-8/2022 ở khu vực Trung Trung Bộ trở vào phía Nam ở mức cao hơn từ 0,5-1 độ C. Tháng 9/2022 nhiệt độ trên cả nước phổ biến ở mức cao hơn từ 0,5-1 độ C so với cùng thời kỳ.

Mùa mưa có khả năng đến sớm trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, từ khoảng nửa cuối tháng 4 sang nửa đầu tháng 5/2022.

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn nhiều biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Từ tháng 6-9/2022 là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng ở mức báo động (BĐ) 1 và trên BĐ1, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,4-0,8m.

Từ cuối tháng 3/2022 đến tháng 9/2022 tại khu vực ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 2 đợt triều cường vào các ngày 30/3-1/4/2022 và 28/4-1/5/2022.

Từ tháng 6/2022 do có khả năng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ở vùng biển ngoài khơi khu vực phía nam sóng biển có thể đạt 2-3m gây biển động. Vùng ven biển các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần lưu ý đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hưởng của bão trong tháng 8-9/2022.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

CEO Phùng Anh Tuấn tiết lộ chiến lược của F88: Chuyển từ chuỗi cầm đồ sang chuỗi tài chính tiện ích, tung thẻ Debit và Credit ‘2 in 1’, nhắm vốn hóa tỷ USD

Tuấn PAT (Phùng Anh Tuấn) – CEO của chuỗi cầm đồ F88 – vừa rò rỉ thông tin doanh nghiệp này chuẩn bị ra mắt thẻ đa năng với các tính năng nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán Online, Offline liên ngân hàng, ngoài ra có sẵn hạn mức tín dụng…

Nếu 12 năm trước cầm 1 USD mua Bitcoin, giờ nhà đầu tư có thể lọt top bao nhiêu % người giàu nhất Việt Nam?

Trong suốt thời gian tồn tại hơn 1 thập kỷ, Bitcoin đã được giới đầu tư biết đến và đầu tư vào nhiều hơn. Thậm chí, Bitcoin được nhiều nhà đầu tư xem như “vàng kỹ thuật số”. Với mức độ phủ sóng mạnh mẽ như vậy, một nhà đầu tư sẽ kiếm được bao nhiêu tiền nếu đầu tư vào Bitcoin từ 12 năm trước?

Đất nền Sài Gòn tiếp tục vắng bóng nguồn cung mới

Từ cuối năm 2020 đến nay gần như phân khúc đất nền tại Tp.HCM vắng bóng con số nguồn cung trong các báo cáo thị trường của các đơn vị nghiên cứu. Trong khi, 4 tỉnh lân cận là Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn giữ vị thế chủ đạo về nguồn cung mới.

Nga có thể mất 30% sản lượng dầu chỉ trong vài tuần

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 16/3 cảnh báo Nga có thể sắp buộc phải cắt giảm 30% giảm sản lượng dầu thô, khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ nếu Saudi Arabia và các nhà xuất khẩu năng lượng lớn khác bắt đầu bơm thêm dầu ra thị trường.