Công nghệ

Mua hàng online có thói quen này coi chừng sập "bẫy" lừa đảo

Giữa thời đại ai cũng “sống online”, chuyện đi chợ mạng, mua sắm qua vài cú click là điều quá đỗi bình thường. Nhưng không phải ai cũng phân biệt được đâu là “chợ mạng” đáng tin để gửi gắm niềm tin, đâu là “chợ trời” tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo.

Mua hàng online giờ tiện nhưng cũng nhiều bẫy hơn xưa

Sau dịch COVID-19, mua sắm online không còn là xu hướng mà đã trở thành thói quen. Từ thực phẩm, quần áo đến mỹ phẩm hay đồ công nghệ, chỉ cần gõ từ khóa là hàng loạt sản phẩm hiện ra. Nhưng cũng chính vì quá tiện và quá dễ, người tiêu dùng đang dần bị cuốn vào ma trận quảng cáo, Fanpage giả và những kênh bán hàng không hề có sự giám sát.

Mua hàng online mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. (Ảnh: Internet)

Anh Nguyễn Hoàng là “fan cứng” của một thương hiệu thể thao nổi tiếng. Thấy trên Facebook có quảng cáo bán đồ hãng với giá siêu rẻ, anh suýt chốt đơn. Nhưng nhờ cảnh giác, anh chụp màn hình gửi lại cho nhân viên CSKH của hãng thì mới té ngửa: Đó là trang giả mạo. Thương hiệu chính thống có tick xanh đàng hoàng, thường xuyên cảnh báo người dùng nhưng vẫn không tránh khỏi việc bị làm giả.

Không may mắn như anh Hoàng, bạn trẻ Nguyễn Bảo Trân (20 tuổi, sinh viên ở TP.HCM) kể lại việc đặt mua son môi hàng “xách tay chính hãng” từ một tài khoản trên Instagram. Giá rẻ hơn store khoảng 40%, lại được tặng thêm mask nên Trân không ngần ngại chuyển khoản ngay. Nhưng gần 2 tuần không thấy hàng, nhắn tin thì tài khoản đã... biến mất. Trân sau đó chia sẻ câu chuyện lên mạng để cảnh báo bạn bè: "Mất 300 nghìn nhưng xem như học phí, từ nay mua gì cũng phải check kỹ".

'Thảm hoạ' mua hàng online khiến ai xem xong cũng phải cân nhắc kĩ hơn mỗi khi muốn nhấn nút đặt hàng. (Ảnh: Internet)

Hay như trường hợp của anh Văn Hậu (36 tuổi, kinh doanh tự do), anh đặt mua đồ gia dụng qua một hội nhóm chuyên bán hàng thanh lý. Dù được quảng cáo là "còn nguyên seal", nhưng lúc mở hàng thì phát hiện là đồ cũ, trầy xước. Khi gọi số điện thoại người bán thì không liên lạc được nữa.

Vấn đề là khi người dùng bị đánh trúng “nhu cầu”, họ dễ bị dẫn dắt và chốt đơn qua inbox - hình thức tưởng như nhanh gọn nhưng lại tiềm ẩn vô số rủi ro: Đặt cọc rồi mất hút, nhận hàng không đúng mô tả, khi muốn đổi trả thì không biết tìm ai để đòi lại quyền lợi. Fanpage thì không có thông tin pháp lý rõ ràng, tài khoản người bán có thể bốc hơi bất cứ lúc nào.

Cần chọn chỗ mua để đảm bảo quyền lợi

Nếu mua hàng trên các sàn thương mại điện tử được cấp phép hoặc website đã đăng ký với Bộ Công Thương, người tiêu dùng sẽ xác định được rõ nơi chịu trách nhiệm khi có vấn đề phát sinh. Cũng giống như đi mua đồ ở trung tâm thương mại thay vì mua ngoài vỉa hè, bạn sẽ được đảm bảo hơn về chất lượng và hậu mãi.

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái tràn lan và chất lượng kiểm soát chưa chặt chẽ, người tiêu dùng ngày càng tỉnh táo hơn trong việc chọn nơi mua sắm. (Ảnh: Internet)

Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki,... là những cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Đây đều là những sàn thương mại điện tử đã được quản lý bởi cơ quan chức năng và có chính sách bảo vệ người tiêu dùng rõ ràng.

Chẳng hạn, TikTok Shop và Shopee hiện cho phép hủy đơn ngay cả khi hàng đang trên đường vận chuyển, điều mà trước đây rất hiếm khi xảy ra. Đặc biệt, TikTok Shop còn cho phép trả hàng vì lý do đơn giản như “đổi ý”, một bước đi mang tính chiều khách và tiệm cận với các thị trường thương mại điện tử phát triển trên thế giới.

Trái lại, trên mạng xã hội, không ít người bán từng quay clip bêu rếu người mua khi bị “bom hàng”. Nhưng giờ với các chính sách trả hàng, hoàn tiền hợp lý, người tiêu dùng đã có thêm lý do để tin tưởng vào trải nghiệm online văn minh hơn.

Người dùng cần hiểu rõ quyền lợi của mình

Dù thương mại điện tử ở Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, trung bình trên 25% mỗi năm theo VECOM, nhưng vẫn còn không ít người dùng chưa hiểu rõ quyền lợi của chính mình khi mua hàng online.

TikTok Shop mới đây đã thực hiện chiến dịch “An Tâm Vui Sắm” nhằm nâng cao nhận thức cho cả người bán lẫn người mua. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy thương mại điện tử ở Việt Nam không chỉ phát triển mạnh mà còn ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Vậy nên, lần tới khi định chốt đơn chỉ vì thấy quảng cáo “rẻ quá trời ơi”, hãy nhớ: Đi chợ mạng cũng cần tỉnh táo như đi chợ ngoài đời, chọn đúng chỗ mới tránh được phiền phức và bảo vệ được túi tiền của chính mình.


Các tin khác

Thấy gì từ lãi suất vay mua nhà thấp chưa từng có?

Liên tiếp các ngân hàng đưa ra các gói vay lãi suất thấp cho người mua nhà. Hiện, mức lãi vay thấp nhất lịch sử, có ngân hàng chỉ từ 3,6%/năm. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính đưa ra cảnh báo người vay cần thận trọng với lãi suất thả nổi, tránh rơi vào "bẫy" lãi suất.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng thị trường vàng

Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật và cơ quan chức năng liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, nhất là các hành vi buôn lậu, đầu cơ trục lợi, kinh doanh trái phép, thao túng thị trường.

Giá vàng hôm nay, 14-5: Bứt phá mạnh mẽ

Sau một phiên sụt giảm, giá vàng thế giới sáng nay, 14-5, tăng mạnh trở lại nhờ đồng USD suy yếu và giá dầu thô tăng vọt, tạo đà cho kim loại quý này.

Hoàng tử giàu nhất thế giới trở lại danh sách tỷ phú sau 7 năm

Hoàng tử Alwaleed Bin Talal, nhà đầu tư lừng danh và Chủ tịch Kingdom Holding, đã trở lại danh sách tỷ phú của Forbes sau bảy năm vắng bóng. Trong cuộc trò chuyện hiếm hoi, ông chia sẻ về chiến lược đầu tư công nghệ, mối quan hệ với Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như góc nhìn về tương lai kinh tế phi dầu mỏ của Saudi Arabia.