Xã hội

Màn đối chất giữa cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang và "trùm" buôn lậu xăng dầu

Cuối chiều 12/7, Tòa án quân sự Trung ương xét hỏi bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang) trong vụ án “Buôn lậu”, “Nhận hối lộ”, “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép” và “Không tố giác tội phạm”.

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh phủ nhận cáo buộc, cho rằng mình không quen biết Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và chưa bao giờ nhận tiền từ người này.

Bị cáo khai, việc trước đây viết tâm thư, thừa nhận tội đều do cơ quan điều tra bắt làm. “Họ buộc tôi phải nhận những gì tôi không làm", bị cáo Nguyễn Thế Anh phản cung.

Sau lời khai của bị cáo Thế Anh, HĐXX liền gọi hỏi nhân chứng là ông trùm Phan Thanh Hữu. Được đối chất tại tòa, ông Phan Thanh Hữu khẳng định, từng đưa tiền cho ông Nguyễn Thế Anh thông qua bị cáo Nguyễn Văn An (em họ ông Thế Anh). Đồng thời, ông Hữu cũng khai có hai lần hẹn gặp mặt ông Thế Anh ở khách sạn REX, ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

 Màn đối chất giữa cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang và trùm buôn lậu xăng dầu  - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Thế Anh tại tòa.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Nguyễn Thế Anh bị truy tố hành vi "Nhận hối lộ" và "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép", quy định tại các Điều 349, 354 Bộ luật Hình sự.

Cáo trạng cho rằng, từ tháng 9/2019, Phan Thanh Hữu cấu kết với một số đối tượng vận chuyển xăng lậu sang Campuchia bán kiếm lời đã nhờ Nguyễn Thế Anh giúp đỡ. Lúc này, ông Nguyễn Thế Anh đang là Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, biệt phái sang giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Theo thỏa thuận, mỗi tháng ông Hữu sẽ chi cho ông Thế Anh số tiền 30.000 USD và 100 triệu đồng. Tổng số tiền từ tháng 10/2019 - 2/2020, ông Hữu chi cho Thế Anh tổng cộng 150.000 USD và 500 triệu đồng.

 Màn đối chất giữa cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang và trùm buôn lậu xăng dầu  - Ảnh 2.

Được đối chất tại tòa, ông trùm Phan Thanh Hữu khẳng định đưa tiền cho ông Nguyễn Thế Anh thông qua bị cáo Nguyễn Văn An (em họ ông Thế Anh).


Đầu năm 2020, ông Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên Hữu hẹn gặp ông Nguyễn Thế Anh tại khách sạn REX (ở đường Nguyễn Huệ, Quận 1) tiếp tục “nhờ vả”.

Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Thế Anh yêu cầu Hữu phải chi cho cấp trên và một số lực lượng khác với tổng số tiền hằng tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng. Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho ông Nguyễn Thế Anh từ tháng 3/2020 - 8/2020, tổng cộng 360.000 USD và 5,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ tháng 8/2020, Hữu biết ông Thế Anh chuyển về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9/2020 - 1/2021, mỗi tháng ông ta chỉ chi cho vị đại tá này số tiền 10.000 USD.

Cơ quan truy tố kết luận, tổng số tiền Phan Thanh Hữu chi để hối lộ cho ông Nguyễn Thế Anh trong thời gian từ tháng 10/2019 - 1/2021 là 560.000 USD và 6,2 đồng.

Kết quả điều tra của cơ quan tố tụng xác định, ông Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền từ Hữu, mà giao cho Nguyễn Văn An (SN 1989, là em họ) đi nhận. Theo chỉ đạo, cứ ngày 15 hàng tháng, An chủ động điện thoại cho Hữu và trực tiếp đến nơi ở của Hữu nhận tiền đem về.

Ngoài ra, An còn nhờ Cao Phước Hoài (SN 1996, nhân viên bán hàng tại cây xăng do An quản lý) và Nguyễn Văn Quân (SN 2002, quê ở tỉnh Thanh Hóa) đi nhận hộ. Khi nhờ, An chỉ nói cho Hoài và Quân biết là đi nhận tiền giúp, không nói nhận tiền gì, nhận cho ai.


Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Lạm phát gia tăng, giá bất động sản sẽ tăng hay giảm?

Thị trường bất động sản sẽ chuyển động như thế nào khi lạm phát gia tăng? Liệu sẽ có dòng tiền đổ mạnh vào lĩnh vực địa ốc khi tâm lý lo ngại lạm phát tăng, đồng tiền mất giá khiến nhà đầu tư tìm về kênh dự trữ an toàn? Và giá bất động sản đang đứng trước lực đẩy tăng mới?

Tương lai của đầu tư đất nền?

Chuyên gia cho rằng, đất nền tiếp tục là xu hướng đầu tư chủ đạo trong vòng 3 - 5 năm tới là bởi "thời gian sản xuất" của đất nền phân lô chính quy tỷ lệ 1/500, đất phân lô của người dân ngắn, nên tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư thu về cao hơn hẳn so với các phân khúc khác như chung cư và bất động sản nghỉ dưỡng.