Sống

Lựa chọn khắc nghiệt của bác sĩ trước lời khẩn cầu của người nhà bệnh nhân

Hơn trăm lượt khám trong ngày, từ tư vấn, điều trị đến chỉ định nhập viện, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa ngoại bụng 1, Bệnh viện K gần như không có lấy một phút ngơi nghỉ.

Trong dòng người xếp hàng ấy có chàng trai dáng người nhỏ, ăn mặc giản dị đứng nép vào góc tường, liên tục nhìn vào bên trong. Anh chờ khi phòng khám thưa bớt, anh lặng lẽ bước vào, đặt hai quyển sổ khám bệnh lên bàn, rưng rưng.

“Mẹ tôi khám tuần trước, đọc kết quả nội soi và phim chụp, mọi người trong nhà đều thấy có chữ "ung thư giai đoạn cuối", ai cũng sốc. Tôi xin bác sĩ, nếu được, bác sĩ ghi vào quyển sổ mới này chẩn đoán nhẹ hơn chút, đừng ghi rõ là giai đoạn cuối. Tôi chỉ muốn động viên mẹ, để mẹ tin là bệnh còn chữa được, còn hy vọng”, chàng trai cúi đầu, giọng khẩn khoản nói.

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ Hà Hải Nam gặp rất nhiều tình huống khó xử.

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ Hà Hải Nam gặp rất nhiều tình huống khó xử.

Trước mặt bác sĩ Nam là sổ khám với kết quả cận lâm sàng rõ ràng: Ung thư dạ dày, di căn gan, phổi, phúc mạc, giai đoạn muộn. Tiên lượng rất xấu. Chỉ định điều trị hoá chất giảm nhẹ triệu chứng.

Chàng thanh niên mong bác sĩ viết lại mà không thay đổi bản chất điều trị nhưng đủ để người mẹ có thể chấp nhận một phần sự thật.

Khoảnh khắc ấy, trong suy nghĩ của bác sĩ Nam có hai kịch bản. Một là đồng ý, như một hành động nhân văn để người mẹ có thể sống trong hy vọng. Hai là từ chối ghi lại sổ khám mới, bởi bác sĩ không thể bẻ cong sự thật, nhất là trong hồ sơ bệnh án, một tài liệu pháp lý, không được phép gian dối.

Không giáo trình nào hướng dẫn bác sĩ phải lựa chọn thế nào giữa "tình" và "lý". Từ chối là đúng, là nguyên tắc nghề nghiệp, nhưng đồng ý là cho người bệnh cơ hội sống tốt hơn trong những ngày cuối cùng. Chỉ là một dòng chữ, nhưng với người mẹ ấy, có thể là cả chặng đường.

Trước lời khẩn cầu của người nhà bệnh nhân, tim bác sĩ Nam như thắt lại. Bao nhiêu năm cầm dao mổ, đọc kết quả sinh thiết, đưa ra những tiên lượng sống – chết, nhưng lần nào đối diện với ánh mắt người nhà bệnh nhân, anh cũng nghẹn lòng.

Bác sĩ Nam nhìn quyển sổ khám mới, tay cầm bút, ngập ngừng. Một bên là sự thật lạnh lẽo, một bên là niềm tin mong manh của một người mẹ, sống nhờ từng câu nói hy vọng từ con mình.

Trong y học, hành vi bác sĩ phối hợp với người nhà để che giấu thông tin cho bệnh nhân được gọi là “sự thông đồng”. Ở các quốc gia phương Tây, nguyên tắc quyền tự quyết của người bệnh yêu cầu bác sĩ phải minh bạch mọi thông tin liên quan đến chẩn đoán và phương án điều trị, giúp bệnh nhân chủ động trong việc lựa chọn hướng đi phù hợp.

Ngược lại, tại nhiều nước châu Á, người thân lại giữ vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định. Họ thường thay mặt bệnh nhân tiếp nhận và xử lý thông tin với mong muốn tránh cho họ cảm giác suy sụp hay tuyệt vọng.

Thực tế, trong môi trường bệnh viện, đặc biệt là ở lĩnh vực ung bướu, nhiều người thân vẫn xem việc thông báo chẩn đoán ung thư cho bệnh nhân là không cần thiết. Điều này xuất phát từ định kiến rằng ung thư đồng nghĩa với “án tử”, là chấm dứt mọi cơ hội sống còn và giảm sút nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, các nghiên cứu từ nhiều trung tâm điều trị ung thư trên thế giới lại cho thấy điều ngược lại, phần lớn bệnh nhân muốn được biết rõ tình trạng bệnh của mình.

Các chuyên gia nhận định, bác sĩ và gia đình thường đánh giá thấp khả năng đối diện sự thật của bệnh nhân. Trên thực tế, việc công khai chẩn đoán không làm trầm trọng thêm tâm lý người bệnh, mà ngược lại, còn có thể tạo điều kiện để họ hợp tác tốt hơn trong điều trị, từ đó cải thiện tiên lượng.

Điều quan trọng là giúp người bệnh hiểu rằng ung thư là bệnh ác tính, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, cơ hội kiểm soát và khỏi bệnh là rất khả quan. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, từ phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đến liệu pháp miễn dịch, ung thư không còn là dấu chấm hết như quan niệm xưa.

Các tin khác

Thấy gì từ lãi suất vay mua nhà thấp chưa từng có?

Liên tiếp các ngân hàng đưa ra các gói vay lãi suất thấp cho người mua nhà. Hiện, mức lãi vay thấp nhất lịch sử, có ngân hàng chỉ từ 3,6%/năm. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính đưa ra cảnh báo người vay cần thận trọng với lãi suất thả nổi, tránh rơi vào "bẫy" lãi suất.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng hôm nay, 14-5: Bứt phá mạnh mẽ

Sau một phiên sụt giảm, giá vàng thế giới sáng nay, 14-5, tăng mạnh trở lại nhờ đồng USD suy yếu và giá dầu thô tăng vọt, tạo đà cho kim loại quý này.

Giá nhà mặt phố Hà Nội vượt 400 triệu đồng/m2

Giá nhà phố tại nhiều quận ở Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, phân khúc nhà mặt phố có khả năng giữ dòng tiền tốt, an toàn trong bối cảnh thị trường bất động sản dần phục hồi.

Đảng bộ EVNGENCO3: Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và đột phá

Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 vừa diễn ra tại TPHCM. Đại hội đặt mục tiêu quyết liệt thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh đầu tư tăng công suất nguồn điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Giảm lãi vay gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, số tiền giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đạt 3.400 tỷ đồng, riêng trong 4 tháng đầu năm nay giải ngân được hơn 550 tỷ đồng. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Giá xăng có thể đảo chiều tăng sau 2 lần giảm

Giá xăng trong nước ngày mai (15/5) có khả năng đảo chiều tăng sau 2 phiên giảm liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng 370-520 đồng/lít còn giá dầu diesel đắt thêm 380-430 đồng/lít.

Sầu riêng "vấp ngã" khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Từ cú bứt tốc ngoạn mục năm ngoái, đầu năm nay, ngành rau quả tự tin với mục tiêu xuất khẩu đạt 8 tỷ USD. Nhưng, “cú vấp ngã” của sầu riêng - mặt hàng xuất khẩu chủ lực - đã khiến ngành hàng tỷ USD e ngại không thể đạt được “giấc mơ”.