Doanh nghiệp

Lợi nhuận quý II của Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) đi ngang so với cùng kỳ

Trụ sở chính của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, TP HCM. (Ảnh: Minh Hằng).

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã: GVR) diễn ra sáng 17/6, ông Phạm Văn Thành, Thành viên Hội đồng quản trị cho biết lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý II/2022 của tập đoàn tương đương cùng kỳ năm 2021. Quý II năm ngoái, GVR ghi nhận 5.687 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế 1.357 tỷ đồng.

Giải thích về ước tính trên, ông Thành cho biết kết quả của tập đoàn sẽ tập trung nhiều vào quý III và quý IV. Hằng năm, quý II chỉ chiếm khoảng 20% kế hoạch sản lượng.

Năm nay, GVR đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác 29.700 tỷ đồng, tăng 4,79% so với thực hiện cả năm 2021. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.340 tỷ đồng, tương đương với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 2.300 tỷ đồng.

Đánh giá về tình hình giá mủ cao su, đại diện tập đoàn cho biết giá mủ bình quân năm 2021 trên 39 triệu đồng/tấn. 6 tháng qua cũng đã giữ được mức tương đương là 38 - 39 triệu đồng/tấn. Nhìn chung giá mủ trong năm 2022 cũng sẽ xấp xỉ 2021, khiến lợi nhuận của cao su tiệm cận với năm ngoái.

Năm nay, GVR đặt mục tiêu mảng cao su sẽ đem về 2.400 - 2.500 tỷ đồng lợi nhuận, từ thanh lý gỗ khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng (tập đoàn có trên 10.000 ha gỗ thanh lý); việc thoái vốn các dự án ngoài ngành sản xuất chính thu về lợi nhuận 500 - 600 tỷ đồng.

Thực tế trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 599.430 tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng gần 9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 5 vừa qua cũng là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ nắm ngoái. Trong tháng 5, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.707 USD/tấn, tương đương 39,2 triệu đồng/tấn.

Trong quý II/2022, ngành cao su toàn cầu được dự báo tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng, trong khi nguồn cung giảm và giá dầu thô tăng cao.

Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể bị tác động bởi thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Làm rõ vụ mất trộm hơn 13.000 kẹp đường ray tuyến Metro số 1

Sau khi nhận được trình báo của Công ty TNHH xây dựng Chan Chun - nhà thầu thi công đường ray thuộc gói thầu mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng của tuyến Metro số 1 về việc phát hiện một lượng lớn khóa kẹp ray hình chữ E bị mất, ngày 16/6, Công an TP Thủ Đức đã phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh xác minh vụ việc.

Tăng trưởng 66% bất chấp Covid-19, Garmin tuyên bố Việt Nam sẽ là thị trường đầu tư trọng điểm

"Năm 2022, Garmin sẽ tập trung phát triển các dòng sản phẩm phân khúc cao cấp, đáp ứng các tiêu chí về tính năng hỗ trợ thể thao, theo dõi sức khoẻ... Nền kinh tế đang trên đà phục hồi và mối quan tâm đến sức khoẻ, luyện tập thể thao tăng cao sau đại dịch kỳ vọng sẽ mang đến những kết quả tích cực cho Garmin Việt Nam".